South China Morning Post: Thương chiến Mỹ - Trung, quả cherry nhập khẩu và nông sản Việt Nam
Vì cuộc chiến thuế quan, nông dân và thương lái Mỹ buộc phải hạ giá thịt và trái cây tươi. Điều đó giúp giới hàng nhập khẩu Mỹ, như quả cherry, tiếp cận người Việt với giá rẻ hơn, nhưng cũng có thể sẽ trở thành thảm họa với người nông dân.
- 21-08-2019Căng thẳng Hàn - Nhật và thương chiến Mỹ - Trung khác nhau về bản chất thế nào và tác động đến Việt Nam ra sao?
- 20-08-2019Chuyên gia Thái Lan: Kinh tế Việt Nam sẽ phụ thuộc khá lớn vào cầu nội địa trong những năm tới, ngay cả khi không có cải cách kinh tế đặc biệt thì vẫn tăng trưởng 6,5%
- 20-08-2019Việt Nam đứng thứ 9 châu Á - Thái Bình Dương về cạnh tranh phát triển trung tâm dữ liệu
Bà Nguyễn Thị Hạnh, 64 tuổi, chưa bao giờ ăn cherry, trước chiến thương chiến Mỹ - Trung xảy ra. Bà cũng đã từng thấy loại quả này trong các cửa hàng chuyên hàng nhập khẩu, nhưng với mức lương hưu 5 triệu VND, đây là thứ đồ xa xỉ với bà. Tuy nhiên, những ngày gần đây, bà đã có thể mua 1kg cherry với giá chỉ hơn 200 nghìn VND, bằng nửa giá trước đó.
"Tôi nghĩ rằng nhiều người Việt Nam trước giờ chưa có điều kiện để ăn hoa quả nhập khẩu. Tôi hy vọng giá sẽ giảm nhiều hơn, để nhiều người có thể mua chúng", bà Hạnh đã mua 3 kg chỉ trong hai tháng.
Chị Bùi Thu Thủy, chủ cửa hàng, cho rằng giá giảm vì những diễn biến kinh tế bên ngoài: "Chiến tranh thương mại giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc, đã mang lại lợi ích cho người Việt Nam, ngay ở những khay cherry và táo đỏ nhập Mỹ. Doanh số của cửa hàng đã tăng tới 30% trong những tháng của năm 2019 so với cùng kỳ năm ngoái, và lượng mua cherry đã tăng lên 40%".
Cuộc chiến thương mại đã giáng một đòn kinh tế vào ngành nông nghiệp Mỹ, vốn phụ thuộc lớn vào xuất khẩu sang Trung Quốc - nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Cherry là một trong những mặt hàng thiệt hại đầu tiên khi chính quyền Bắc Kinh tung ra mức thuế trả đũa đầu tiên vào tháng 4 năm ngoái. Theo số liệu của chính quyền địa phương, tiểu bang Washington, nhà sản xuất cherry lớn nhất của Mỹ, đã chứng kiện sự sụt giảm xuất khẩu sang Trung Quốc.
Các loại trái cây khác như gồm táo và nho cũng đã rơi vào vòng xoáy, cũng như các loại thịt và cây trồng chủ lực như đậu nành. Ngay cả ngành công nghiệp tôm hùm đã chịu ảnh hưởng.
Nhưng trong khi các nhà xuất khẩu Mỹ đau đầu, thì các nhà bán lẻ Việt Nam lại được lợi khi nhiều thương gia Mỹ hạ giá trong tuyệt vọng. Các siêu thị ở Hà Nội hiện đang bày bán nho, việt quất và cherry Mỹ với mức giảm giá lớn. Bò Mỹ cũng đang được bán với giá rẻ.
Theo số liệu từ cơ quan hải quan Hoa Kỳ, xuất khẩu nông sản của Mỹ sang Việt Nam đã tăng 20% trong nửa đầu năm 2019 so với cùng kỳ năm ngoái, với mức tăng 70% trong rau quả.
"Chất lượng tuyệt vời và mọi người thích chúng. Tôi nghĩ rằng đó là một sự phát triển đáng hoan nghênh", ông Lê Đăng Doanh, chuyên gia kinh tế nói với South China Morning Post.
Cô Nguyễn Thị Thu, một giáo viên mẫu giáo ở Hà Nội, cho biết cô bắt đầy bán hoa quả online từ vài tháng trước, khi cô nhận ra cherry đã trở nên phổ biến ra sao. Thay vì mức lương hàng tháng hơn 6 triệu VND, cô đã lãi khoảng 4 triệu VND với 180 kg hoa quả trong vòng 2 tháng. "Lúc đầu, tôi không có ý định bán trái cây, nhưng khi tôi mua cherry cho con, chúng nó thích và tôi thấy nhiều người cũng thích", cô chia sẻ.
"Không chỉ người Việt, thương hiệu Mỹ cũng hưởng lợi" - ông Đinh Tiến Thành, phó giám đốc điều hành của Hapro cho biết mới đây công ty này đã bày bán các nông sản Mỹ. "Nhiều loại thực phẩm Trung Quốc đã không còn được lựa chọn. Rượu vang, thịt bò và thịt gà Mỹ là những sản phẩm sẽ sớm có mặt trên kệ siêu thị Hapro. Thương hiệu Mỹ bán khá tốt".
"Tôi nghĩ rằng tâm lý của người tiêu dùng Việt Nam là rất thích hàng Mỹ", ông nói. Nhưng ông Thành cũng thừa nhận một số loại thịt mới của Hoa Kỳ có thể sẽ cạnh tranh với nông sản địa phương. "Thịt gà nhập khẩu, thịt lợn và đặc biệt là thịt bò đang rẻ hơn và được cho là có chất lượng tốt hơn", ông nói.
Đầu tháng này, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải đã cảnh báo về rủi ro đối với nông nghiệp trong nước, và ông Lê Đăng Doanh cho rằng sẽ là một thách thức đối với ngành công nghiệp thịt Việt Nam để có thể bắt kịp. "Các nhà sản xuất ở Việt Nam chủ yếu là các hộ gia đình nhỏ với kỹ thuật lạc hậu, vì vậy chất lượng sản phẩm khá hạn chế, vì thế ngành chăn nuôi địa phương cần phải hiện đại hóa. Tôi nghĩ đó là sự cạnh tranh gay gắt và các nhà sản xuất Việt Nam phải học cách cạnh tranh".
"Đây cũng sẽ là tín hiệu tốt cho mối quan hệ Việt Nam và Mỹ, ngay cả khi cuộc chiến thương mại kết thúc và xuất khẩu của Mỹ sang Trung Quốc trở lại bình thường", ông Doanh nhận định.