Sri Lanka rơi vào khủng hoảng trầm trọng
Các đảng chính trị đối lập của Sri Lanka nhóm họp ngày 10-7 để bàn về việc lập chính phủ mới, một ngày sau khi Tổng thống Gotabaya Rajapaksa và Thủ tướng Ranil Wickremesinghe đề nghị từ chức trong bối cảnh đất nước rơi vào hỗn loạn.
- 10-07-2022Sri Lanka cực kỳ căng thẳng, tổng thống, thủ tướng đồng loạt chịu từ chức
- 09-07-2022Thế tiến thoái lưỡng nan của Sri Lanka trước áp lực lạm phát quá lớn
- 28-06-2022Điều không tưởng ở quốc gia vỡ nợ Sri Lanka: Toàn bộ xe ô tô cá nhân bị "vứt xó" chỉ sau 1 đêm
- 27-06-2022Cái khó ló cái khôn: Sri Lanka tranh thủ các công ty nước ngoài để giảm bớt "cơn khát" nhiên liệu
- 18-06-2022Sri Lanka và cuộc khủng hoảng tồi tệ chưa từng có: Nông dân ngừng cấy lúa, người lao động được nghỉ ở nhà để 'tự cung tự cấp' lương thực
Nhà lập pháp M.A. Sumanthiran cho biết sự bắt tay của tất cả đảng đối lập có thể dễ dàng tập hợp 113 thành viên cần thiết để chiếm đa số trong quốc hội. Khi đó, họ sẽ yêu cầu Tổng thống Rajapaksa từ chức sau khi chính phủ mới ra đời.
Chủ tịch Quốc hội Mahinda Yapa Abeywardena cho biết Tổng thống Rajapaksa sẽ chính thức từ chức vào ngày 13-7. Trong khi đó, Thủ tướng Wickremesinghe cho biết ông sẵn sàng từ chức để mở đường thành lập chính phủ mới có đại diện mọi bên, bảo đảm sự hoạt động liên tục của chính phủ cũng như sự an toàn của người dân.
Cảnh sát đứng bên ngoài nhà riêng của Thủ tướng Ranil Wickremesinghe ở thủ đô Colombo - Sri Lanka ngày 10-7Ảnh: Reuters
Sức ép gia tăng lên 2 nhà lãnh đạo Sri Lanka sau khi đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế, khiến người dân lâm cảnh thiếu lương thực, nhiên liệu và những mặt hàng cần thiết khác. Hôm 9-7, đám đông biểu tình đã tấn công phủ tổng thống ở thủ đô Colombo. Những người quá khích thậm chí đã phóng hỏa nhà riêng của Thủ tướng Wickremesinghe. Đụng độ xảy ra khiến ít nhất 39 người bị thương, trong đó có một số cảnh sát.
Sri Lanka hiện dựa vào viện trợ từ Ấn Độ và một số quốc gia khác trong khi tìm cách đàm phán với Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) về một gói giải cứu. Thủ tướng Wickremesinghe gần đây cho biết tiến trình đàm phán này trở nên phức tạp vì Sri Lanka hiện là quốc gia phá sản.
Phản ứng trước diễn biến trên, IMF cho biết đang theo dõi chặt chẽ tình hình ở Sri Lanka và hy vọng cuộc khủng hoảng chính trị sẽ sớm được giải quyết, từ đó cho phép nối lại đối thoại về một chương trình hỗ trợ từ IMF dành cho nước này.
NLĐ