Startup 'chặt chém' các Shark không trượt phát nào: 'Bật' lại Shark Hưng đầu tư lĩnh vực ‘bất động’ sao toàn đòi startup đột biến, mong Shark Phú phải cùng chịu rủi ro
"Tôi thì tôi thích cái gì phải đột biến, lan cũng phải đột biến, rau muống cũng phải đột biến, và startup cũng phải đột biến. Còn startup của bạn lại đều đều, bình thường quá", Shark Hưng nói. CEO startup Petkix phản pháo: "Shark làm trong ngành bất động sản thì nó vốn đứng im bất động mà, có đột biến đâu..."
- 31-05-2021Hơn 50% thương vụ đầu tư vào startup công nghệ Việt Nam được thực hiện bởi quỹ đầu tư nội địa
- 31-05-2021Gặp startup "tri kỷ" của ngành bất động sản, Shark Hưng đòi tỷ lệ chi phối nhưng bị CEO gạt phăng: Nếu 51% thì anh lại mất đi sự đam mê của tôi!
- 26-05-2021Lý do CEO startup 250 tỷ USD, người được dự đoán sẽ 'vượt mặt' Mark Zuckerberg từ chức ở tuổi 38: Muốn có thời gian đọc nhiều sách hơn!
Những khán giả quen nghe cụm từ "Startup của em có gì đột biến không?" của Shark Hưng, hay câu "Nếu thất bại, em làm thế nào hoàn vốn lại cho anh?" của Shark Phú, hẳn sẽ cảm thấy rất "đã" khi xuất hiện một startup chém lại các Shark lia lịa trong tập vừa rồi.
Mở đầu Shark Tank Việt Nam mùa 4 tập 5 là màn gọi vốn của CEO Petkix Michael Nguyễn. Trình diễn với các Shark sản phẩm camera theo dõi chó có thể bắn đồ ăn, xem live, và quay 360 độ, Michael nhận câu hỏi đầu tiên từ Shark Phú:
- Ngoài theo dõi chó, nó có theo dõi được sư tử Hà Đông không em?
- Sư tử Hà Đông sẽ dùng nó để theo dõi các Shark nhiều hơn ạ!
"Trước khi đến đây bạn có ý định chọn Shark nào chưa?", Shark Liên hỏi.
"Em thích Shark Bình nhưng em thấy Shark Phú có vẻ chịu chi và đầu tư nhiều nhất", Michael nhanh nhẹn đáp lời.
"Chặt chém" lại Shark Hưng
Như mọi khi, Shark Hưng liên tiếp chất vấn startup về tính đột biến của sản phẩm.
- Mô hình kinh doanh của em có cái gì đột biến không? Anh thấy nó bình thường quá!
- Sự đột biến đến từ software, có những chức năng thông minh như nhận diện khi nào chó sủa, khóc ở nhà, chạy ngang qua quậy phá. Thay vì một ngày về có thể stress, giờ mình ấn nút có thể biết nó làm gì ở nhà. Camera hầu hết các công ty lớn làm, rất ít startup có thể làm được hardware mà làm cả camera được.
Shark làm trong ngành bất động sản thì nó vốn đứng im bất động mà, có đột biến đâu...
Em biết có một số startup ở Việt Nam đầu tư tới 3 triệu USD mà không nghiên cứu ra xong nghỉ luôn. Bọn em đã nghiên cứu xong phần công nghệ camera. Rất nhiều người muốn sở hữu công nghệ camera của em.
Vẫn là Shark Hưng với nhận định chê bai tính đột biến của startup lần thứ 2: "Tôi thì tôi thích cái gì phải đột biến, lan cũng phải đột biến, rau muống cũng phải đột biến, và startup cũng phải đột biến. Còn startup của bạn lại đều đều, bình thường quá", Shark Hưng nói.
CEO startup Petkix lần này phản pháo: "Shark làm trong ngành bất động sản thì nó vốn đứng im bất động mà, có đột biến đâu..."
Đề nghị Shark Phú phải cùng chịu rủi ro
Là một nhà đầu tư chắc cú, Shark Phú lại tung "bài" cũ.
- Shark Phú: Cái anh đang thiếu là công nghệ, Sunhouse rất cần. Bài học mùa trước rất nhiều, đầu tư xong bọn em đi mất. Anh không biết đằng nào mà thu hồi vốn.
- Michael: Tới thời điểm này em là người bỏ tiền lớn nhất ở đây, em không chạy đi đâu được. Khi bán startup thì anh sẽ được hoàn vốn của anh trước khi...
- Shark Phú: Giả định không bán được?
- Michael: Giả sử không bán được thì anh là Shark anh cũng phải chịu rủi ro xíu với tụi em chứ anh? Đảm bảo quá sao được anh?
- Shark Phú: Nếu dự án này thất bại, em có sẵn sàng chuyển hướng hay không?
Giả sử không bán được thì anh là Shark anh cũng phải chịu rủi ro xíu với tụi em chứ anh? Đảm bảo quá sao được anh?
Câu hỏi trên của Shark Phú được Shark Hưng diễn giải giống lời đề nghị muôn thuở: Nếu em thất bại thì em về làm được gì cho Shark Phú?
Shark Phú sau đó cũng đưa ra offer 150.000USD cho 40% cổ phần. Founder Petkix nhẩm tính: "Như vậy là định giá công ty thấp hơn nhiều..." (Định giá pre-money theo offer của Shark Phú chỉ nhỉnh hơn 1/2 định giá theo offer của Shark Bình)
"Nhưng tiền lại nhiều hơn. Cổ phần có ý nghĩa gì đâu nếu công ty thất bại", Shark Phú nói.
Sau vài phút suy nghĩ và thảo luận cùng team, Michael quyết định vào thương thảo với các Shark, nhưng không quên kèm theo một câu: "Em đã quen với môi trường ít người nhưng làm được nhiều việc. Khi về Việt Nam, em thấy công ty nhiều người ít việc quá, em không hiểu họ đang làm cái gì".
Đến đây thì Shark Hưng thốt lên: "Tạo ra công ăn việc làm là sứ mệnh của doanh nhân. Các Shark ở đây không muốn ai bị bỏ rơi. Mong rằng chúng ta có cơ hội để hợp tác sau này trên nhiều lĩnh vực khác. Tôi xin rút khỏi offer này".
Cuối cùng, Petkix đã lựa chọn về với Shark Bình, với offer 120.000 USD đổi lấy 20% cổ phần.
Doanh nghiệp và tiếp thị