Sự giao thoa nghệ thuật hội họa và thời trang: Xu hướng lên ngôi trong mùa Xuân Hè 2018
Không thể phủ nhận thời trang may đo cao cấp haute couture đã chuyển tải được những ý tưởng sáng tạo độc đáo trên nền vải. Điều đó ấn tượng không kém bất cứ tác phẩm điêu khắc hay hội họa danh giá nào. Mặc cho tất cả những khác biệt, nghệ thuật hội họa và thời trang đang hòa quyện, đan xen hơn bao giờ hết trong các xu hướng thời trang năm nay.
- 05-04-2018Tưởng chỉ cần ăn mặc trang nhã là đủ, hóa ra thành viên hoàng gia Anh phải tuân thủ cả chục quy tắc thời trang khắt khe
- 03-04-2018Iris Apfel - 96 tuổi vẫn là biểu tượng thời trang được cả thế giới ngưỡng mộ: Hãy luôn thắc mắc, luôn tò mò và hài hước một chút để sẵn sàng cho mọi cuộc phiêu lưu
- 18-03-2018Mẹo thời trang giúp bạn sở hữu vẻ ngoài sang trọng, lịch lãm mà không cần "vung tay quá trán"
Trong tuần lễ thời trang Xuân Hè 2018 vừa diễn ra, các thương hiệu thời trang đã mang tới những bộ sưu tập theo phong cách đặc biệt, kết hợp giữa thời trang và hội họa. Nhiều người thường tôn vinh hội họa là một thứ nghệ thuật uyên thâm trong khi thời trang lại được hiểu là "thứ phù phiếm". Trên thực tế, từ những năm 1930, thời trang đã từng bước đến với miền đất nghệ thuật. Và hơn bao giờ hết, giờ đây khoảng cách giữa hai lĩnh vực này đã trở nên vô cùng nhạt nhòa.
Mitchell Oakley Smith, đồng tác giả cuốn sách Art/Fashion in the 21th Century, bình luận: "Những cuộc bắt tay với thời trang chính là cách để các nghệ sĩ đưa danh tiếng ra thế giới". Quả thật, sự kết giao với nghệ thuật đã giúp thời trang tiến gần đến ngưỡng cửa nghệ thuật và ngược lại, Smith cho rằng chính thời trang đã giúp nghệ thuật trở nên hợp mốt hơn.
Nhà đồng sáng lập thương hiệu Yves Saint Laurent, Pierre Bergé đã từng nói "Fashion is not art, but it needs an artist to create it" (Thời trang không phải nghệ thuật nhưng cần một người nghệ sĩ sáng tạo ra nó). Rõ ràng, hội họa luôn là nguồn cảm hứng vô tận cho định nghĩa về cái đẹp. Những màu sắc tươi vui trong các hình mẫu lý tưởng của hội họa như cánh bướm, các nhận vật hoạt hình, các hình khối mang đậm bản sắc trong hội họa được đưa vào một cách khéo léo, tạo nên những trang phục ấn tượng trong bộ sưu tập Xuân Hè 2018 của các hãng thời trang nổi tiếng.
Phong cách nghệ thuật đại chúng Pop Art
Đó là dạng viết tắt của cụm từ Popular Art - Mỹ thuật đại chúng, là một phong trào nghệ thuật thị giác nổi lên vào thời đại công nghiệp những năm 1950. Pop Art là hình thức nghệ thuật phản ánh hiện thực vật chất trong cuộc sống hàng ngày của đại chúng. Những đặc điểm chính của phong cách nghệ thuật Pop Art là đối tượng dễ nhận biết, chịu ảnh hưởng của truyền thông đại chúng, dạng hình ảnh phẳng phân chia theo mảng; ngôn ngữ hình ảnh trẻ trung có cách thể hiện táo bạo; màu sắc rất rực rỡ, tương phản mạnh, chủ yếu là vàng, đỏ và xanh dương.
Các công trình Pop Art lừng lẫy của họa sĩ gốc Mỹ Andy Warhol được đưa vào các bộ trang phục chủ đạo trong bộ sưu tập của Versace, trong khi hãng thời trang đến từ Bỉ Dries Van Noten và hãng Akris đến từ Thụy Sĩ lấy cảm hứng từ các tác phẩm của Piscasso.
Trang phục trong bộ sưu tập của Versace.
Trang phục của hãng Arkis.
Giày được thiết kế theo phong cách hội họa của Piscasso đến từ hãng thời trang Dries Van Noten.
Thừa hưởng những chi tiết nhấn nhá theo trường phái pop art của Keith Haring; các chi tiết thiết kế thuộc bộ sưu tập Xuân Hè 2018 của Coach không chỉ xuất hiện trên quần áo mà còn ở một số mẫu túi xách. Bộ sưu tập mang lại vẻ đẹp thẩm mỹ phá cách, trẻ trung, nhưng vẫn không kém phần sang trọng.
Túi xách của Coach.
Phong cách Graphic
Graphic art là một nhánh của nghệ thuật hội họa. Những tác phẩm Graphic là hình ảnh 2 chiều và là tổng hợp của calligraphy (thư pháp), photography (nhiếp ảnh), drawing (nét vẽ), painting (tô màu), printmaking (sản phẩm in ấn), lithography (in thạch bản), typography (nghệ thuật trình bày chữ), serigraphy (in lụa) và bindery (thành phẩm)...
Nhà thiết kế Francesco Risso của hãng thời trang Ý Marni đã bắt tay cùng họa sĩ người Mỹ trong việc sử dụng những hình khối hội họa trong trang phục để tôn vinh đường cong và vẻ đẹp của người phụ nữ.
Trang phục với phong cách Graphic trong bộ sưu tập của hãng thời trang ý Marni.
Hãng Comme des Garcons lại biến tấu các tác phẩm hội họa của họa sĩ Guiseppe Arcimboldo, kết hợp cùng biến tấu không gian đa chiều Graffiti Art cho phong cách avant-garde của riêng mình.
Chiếc váy trong bộ sưu tập của hãng thời trang Nhật Bản Comme des Garcons.
Phong cách Cartoon
Hãng thời trang Jeremy Scott không hổ danh là "king of funny fashion" khi khéo léo đưa nhân vật monster trong các bộ phim hoạt hình được mọi lứa tuổi yêu thích vào thời trang.
Trang phục của hãng Jeremy Scott trong tuần lễ thời trang Xuân Hè tại Paris.
Trong khi đó, hãng thời trang cao cấp Prada lại gây ấn tượng khi hợp tác với hơn 8 họa sĩ để đưa các họa tiết hoạt hình cách điệu vào cả quần áo và phụ kiện dành cho mùa hè.
Cảm hứng từ những cánh bướm Butterfly
Giới mộ điệu đã có dịp thưởng ngoạn những trang phục tuyệt vời, giàu tính nghệ thuật từ hãng thời trang Moschino.
Thiết kế lấy cảm hứng từ cánh bướm của hãng Moschino.
Trong khi đó, hãng thời trang nổi tiếng Versace sử dụng họa tiết cánh bướm nổi vật in trên chất liệu vải mỏng, nhẹ tạo hiệu ứng thị giác ấn tượng cho người mặc. Màu sắc chính của cánh bướm như vàng, cam, đỏ, trắng và đen là những gam màu năng động, tươi trẻ rất thích hợp cho mùa hè này.
Trang phục với chất liệu vải mỏng nhẹ, in họa tiết cánh bướm nổi bật của Versace.