Trỗi dậy sau khủng hoảng
Tầm nhìn vượt trội – Yếu tố giúp Techcombank tăng trưởng vững chắc trong đại dịch
2021 là năm khó khăn đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như hệ thống ngân hàng. Thế nhưng Techcombank vẫn ghi nhận kết quả kinh doanh ấn tượng nhờ tầm nhìn đón đầu và chiến lược hoạt động hiệu quả.
Trần Uyên Phương, PTGĐ Tân Hiệp Phát: Ở công ty gia đình, cứ sung sướng quá là dễ tan rã, còn khó khăn lớn lại nắm tay đoàn kết vượt lên
Số thứ 5 của chuỗi talk show "Trỗi dậy sau khủng hoảng" sẽ chính thức lên sóng. Hai khách mời lần này là TS. Lê Duy Bình - Chuyên gia Kinh tế, Giám đốc Economica Việt Nam và bà Trần Uyên Phương, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Hiệp Phát, sẽ đưa ra những bình luận chi tiết hơn về nhiều khía cạnh của cơ hội phục hồi đối với doanh nghiệp gia đình tại Việt Nam.
Trỗi dậy sau khủng hoảng #5: Doanh nghiệp gia đình phải làm gì để vượt qua nỗi đau Covid-19, nắm bắt cơ hội bùng nổ?
Khi đại dịch bùng lên ở Tp.HCM và Bình Dương, Tân Hiệp Phát trở thành doanh nghiệp hiếm hoi vẫn duy trì sự an toàn trong hoạt động sản xuất tại các nhà máy. Coi con người là tài sản quý báu nhất, việc giữ các dây chuyền vận hành liên tục ngay cả khi “càng làm càng lỗ” cho Tân Hiệp Phát một “bàn đạp” tốt để trỗi dậy khi giai đoạn tồi tệ nhất qua đi.
Chủ tịch Xây dựng Hòa Bình: "Tôi tin cổ phiếu HBC sẽ tăng nhưng thực tế tăng quá nhanh so với dự đoán"
Tại buổi trò chuyện này, ông Hải sẽ mang đến câu chuyện về những thách thức cũng như cơ hội của ngành xây dựng trong bối cảnh bình thường mới. Đồng thời, ông cũng sẽ chia sẻ chiến lược của Xây dựng Hoà Bình để có thể nắm bắt cơ hội, tiếp tục phát triển bền vững trong tương lai.
CIO VinaCapital giải mã nguyên nhân nhiều nhóm ngành tăng trưởng mạnh, nhưng nhà đầu tư vẫn không ‘rót tiền’
Theo Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng Bộ phận Đầu tư, Tập đoàn VinaCapital, ông Andy Ho, rủi ro trong đầu tư thay đổi rất nhiều đối với từng lĩnh vực, đặc biệt là những lĩnh vực có tác động lớn đến nền kinh tế.
Ông Andy Ho: Nhà đầu tư có thể chớp lấy cơ hội từ biến thể Omicron như thế nào?
Trong số thứ 3 của chuỗi talk show "Trỗi dậy sau khủng hoảng", ông Andy Ho – Giám đốc Điều hành kiêm Trưởng Bộ phận Đầu tư, Tập đoàn VinaCapital, người có 15 năm kinh nghiệm đầu tư trên thị trường Việt Nam đưa ra những bình luận chi tiết hơn về nhiều khía cạnh của hoạt động đầu tư PE tại Việt Nam.
Khoản đầu tư 'có lãi' nhất của Lê Diệp Kiều Trang
Thời điểm Arevo của Lê Diệp Kiều Trang và Sonny Vũ quyết định đưa nhà máy về Việt Nam, nước Mỹ đang trải qua đợt bùng dịch rất lớn. Song, nhà máy mới chỉ đi vào hoạt động được một năm thì đã gặp biến cố lớn, chính là làn sóng Covid-19 mới – nghiêm trọng nhất từ trước đến nay.
Lê Diệp Kiều Trang: Mình hơn 40 tuổi, từ lúc sinh ra đến giờ ở Việt Nam chưa bao giờ thấy những ngày tháng khó khăn như vậy!
"Mình nói với các anh em trong nhà máy là đợt vừa rồi mà mình vẫn ra sản phẩm, mình vẫn kết nối được máy và cho máy hoạt động, xây dựng được những cái máy mà trước giờ chưa bao giờ có ở Việt Nam thì chắc là sau này không có sản phẩm nào nó mới mà không được tung ra", Lê Diệp Kiều Trang chia sẻ trong buổi talk show "Trỗi dậy sau khủng hoảng" vừa qua.
Phát tiền, phát séc hay một gói kích cầu ‘khủng’ có phù hợp với Việt Nam?
Đánh giá về đề xuất gói kích cầu quy mô lớn đang rất được quan tâm, TS. Lê Duy Bình, Giám đốc Economica Vietnam nhận định: “Quan trọng nhất là phải xem hiện trạng nền kinh tế Việt Nam đang thế nào, khả năng hấp thụ và hiệu quả ra sao. Đó mới là những vấn đề có ý nghĩa nhất, hơn là quy mô của gói kích thích”.
PGS.TS Trần Đình Thiên: Gói hỗ trợ không thể cứ mãi ‘bơm sữa’ tiếp tế từng ngày được nữa!
Trao đổi với Trí thức trẻ, PGS.TS Trần Đình Thiên, thành viên Tổ tư vấn Kinh tế của Thủ tướng cho rằng, tình thế giờ đây rất khác thường, và nền kinh tế yếu hơn so với trước rất nhiều. Cho nên, việc xây dựng các gói hỗ trợ thời gian tới không chỉ dừng lại ở tính “cấp cứu” nữa, mà còn phải tính đến mục tiêu đưa Việt Nam quay lại “đường đua” phát triển đất nước.