MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cửa mở!

18-01-2013 - 16:14 PM | Tài chính - ngân hàng

Nợ xấu của các ngân hàng thương mại sẽ được chuyển giao cho Công ty mua bán nợ quốc gia (VAMC). Đổi lại các tổ chức tín dụng sẽ được nhận trái phiếu do VAMC phát hành.

Trái phiếu VAMC là trái phiếu doanh nghiệp, được tự do mua bán, chiết khấu, thế chấp, mang lên giao dịch trên thị trường mở…Đấy là điểm mấu chốt của đề án xử lý nợ xấu đã được Chính phủ thảo luận và trình Bộ Chính trị.

Cuối cùng, một cánh cửa mở truyền thống của tài chính thế giới đã được mở ở Việt Nam.

Repo tài sản

Nợ xấu, nói đơn giản là một cục tài sản đóng băng. Để xử lý nó phải làm được cho nó chuyển động, tức tạo thanh khoản. Đề án VAMC về bản chất là một mô hình xử lý nợ xấu truyền thống mà nhiều quốc gia đã áp dụng dưới các hình thức khác nhau nhằm tạo chu chuyển tiền tệ.

Một ngân hàng cho vay ra 100 tỉ đồng, thí dụ nợ xấu 15%, nghĩa là 15 tỉ đồng đang ở dạng dư nợ trong doanh nghiệp, trong nền kinh tế mà không sinh lời. Ngân hàng khoogn thu được nợ ấy, nhưng ngân hàng vẫn phải trả chi phí cho số tiền 15 tỉ đồng đã huy động.

Từ đó, ngân hàng nào nợ xấu càng nhiều, giá thành huy động vốn càng cao. Chưa kể khi cục tài sản nợ xấu đóng băng, ngân hàng bị gò bó trong các chỉ tiêu an toàn hoạt động, bắt buộc phải hạn chế hoặc ngừng cho vay chu chuyển vốn ách tắc.

Vậy thì phải có ai đó bỏ tiền ra ôm đống nợ vào một chỗ và đưa tiền cho ngân hàng. Tiền này, nhìn vào gốc, thực ra không làm tăng tổng khối lượng tiền tệ vì nó chỉ phục hồi khối tiền đã nằm “chết”. Khi ngân hàng bán được đống nợ, tức 15 tỉ đồng kia, người mua, mà ở đây là VAMC, phải có tiền để trả. Quốc hội và người dân đều nhất trí không thể lấy tiền ngân sách đưa cho VAMC để trả cho ngân hàng.

Giải pháp của đề án lần này là không dùng tiền ngân sách. Thay bằng tiền trả cho ngân hàng, VAMC trả trái phiếu, tức là thanh khoản hóa đống vốn ngân hàng. Còn trách nheiemj, nghĩa vụ của ngân hàng với nợ xấu vẫn y nguyên đó. Đây chẳng khác nào một dạng repo tài sản.

Nghiệp vụ repo thực chất là cho vay có tài sản đảm bảo và VAMC đã tạo cơ hội cho các chủ nợ ngân hàng có thể vay tiền. Nhờ đó ngân hàng không những có khả năng mà có trách nhiệm đưa vốn ra thị trường, cứu và nuôi dưỡng doanh nghiệp.

Nghĩa vụ, trách nhiệm treo đấy, sớm muộn khối nợ cũng phải gỡ, chỉ có điều nó trở nên có lộ trình, và ngân hàng có thời gian để kinh doanh, tạo ra lợi nhuận, lấy lời đó thanh lý nợ. Repo tài sản, sự xuất hiện cần thiết và đúng lúc, đúng chỗ chính là để đẩy lùi chi phí ra phía sau, thay vì phải trích lập dự phòng, khấu hao ngay lập tức theo chuẩn mực kế toán.

Một vòng quay có thể kiểm soát

Khi toàn bộ nợ xấu được chuyển cho VAMC không có nghĩa là không còn nợ xấu. Nợ xấu vẫn nằm chình ình ở đó. Cốt lõi của nợ xấu không nằm ở giải pháp tiền tệ, mà cội nguồn là ở sức khỏe nền kinh tế. Nền kinh tế phải được cấu trúc lại, sức mua phải được kích thích, sản xuất có đầu ra, GDP tăng trưởng, mới giải quyết được tận gốc nợ xấu. Phải khẳng định VAMC là giải pháp tiền tệ, không phải giải pháp tăng trưởng.

Tuy nhiên, cho dù là giải pháp tiền tệ, thì NHNN vẫn phải cấp tiền ra dưới hình thức cho vay. Nếu chuyển nợ xấu sang VAMC và ngân hàng nhận trái phiếu của VAMC là vòng quay thứ nhất thì vòng quay thứ 2 bắt đầu khi ngân hàng mua trái phiếu VAMC lên thị trường mở giao dịch. Lúc này vai trò cầm trịch thuộc về NHNN.

Đúng, trái phiếu vAMC là thứ giấy tờ có giá và NHNN cũng có thể thâu vào. Nhưng đừng tưởng lúc nào thị trường mở cũng mở! Và nếu có mở, đừng nghĩa lúc nào NHNN cũng mua hết lượng chào bán. Thị trường mở mua bao nhiêu, mở cửa thời điểm nào phụ thuộc vào việc NHNN kiểm soát dung lượng tiền bơm ra hút vào.

Mối quan tâm lớn nhất là việc NHNN cung tiền ra sẽ ảnh hưởng như thế nào đến mục tiêu kiềm chế lạm phát? Giả sử VAMC phát hành số trái phiếu trị giá 100.000 tỉ đồng và NHNN cho chiết khấu 40 50% số trái phiếu, tức 40.000 – 50.000 tỉ thì số tiền này không làm nặng thêm tổng phương tiện thanh toán. Nên nhớ nợ xấu chính là khối tiền đã được bơm vào nền kinh tế, và đã góp phần gây ra lạm phát những năm trước.

Mặt khác các ngân hàng đang rất thừa tiền, nhưng không dám cho vay ra thị trường vì vướng nợ xấu. Các ngân hàng đang tranh nhau mua trái phiếu chính phủ. Trong phiên đấu thầu ngày 11/1, kỳ hạn 2 năm tụt xuống 8,44%/năm, kỳ hạn 3 năm là 8,65%/năm và 5 năm là 9,3%/năm. Khối lượng đấu thầu 5.000 tỷ đồng trúng tới 4.950 tỷ trong khi khối lượng đăng ký mua lên mức ky rlucj 21.459 tỷ đồng. Giới tài chính bình luận cứ với đà này, lãi suất trái phiếu có thể về 7%/năm như năm 2007.

Gai của hoa hồng

Có lý do để tin rằng NHNN sẽ không hy sinh mục tiêu kiểm soát lạm phát. Cuối năm 2011, tỷ lệ cho vay trên huy động của toàn hệ thống là 116%, đến nay số cập nhật mới nhất là 94%. NHNN vừa thông báo chuẩn bị áp dụng các chỉ tiêu an toàn mới trong hoạt động ngân hàng, theo đó ty r lệ cho vay trên huy động tối đa là 80% kể cả ủy thác đầu tư và trái phiếu doanh nghiệp.

Với quy định mới, các ngân hàng sẽ phải cân đo đong đếm từng phần trăm tăng trưởng tín dụng. Đấy là một mặt của tờ giấy. Mặt kia là xử lý nợ xấu, thúc đẩy nền kinh tế, kiểu gì NHNN cũng đưa tiền ra. Chẳng khác nào một bông hoa hồng đỏ thắm có quá nhiều gai. Cái gai là NHTM, sau những năm khugnr hoảng và vẫn sẽ còn gánh chịu hậu quả, có rút ra được bài học: những đồng tiền mới mà họ đầu tư vào nền kinh tế là những đồng vốn ít rủi ro hơn? Không ai và khoogn ngân hàng nào dám đảm bảo trong những đồng tiền mới cho vay ra sẽ hoàn toàn không có đồng nào nợ xấu, cái chốt sau cùng là giải quyết nợ xấu cũ, vẫn có thể phát sinh nợ xấu mới. Nếu không quản lý tốt rủi ro, những đồng tiền mới sẽ góp phần cho một chu kỳ nợ xấu mới.

Nhìn lại quá khứ, thống kê chỉ ra cứ hai năm lãi suất cao, thị trường tiền tệ lại chứng kiến một năm lãi suất thấp. Hiện lãi suất đang trong chu kỳ thấp. Trong trường hợp quá khứ lặp lại, liệu lãi suất cuối năm nay có lên 11 – 12%/năm? Hy vọng là không. Có lẽ các ngân hàng đang trải qua cuộc khủng hoảng nặng nề và sẽ đủ khôn ngoan để vươn tới những bông hồng mà không phải chạm vào gai.

Theo Hải Lý

TBKTSG


hangnt

Trở lên trên