MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cựu lãnh đạo công ty Phương Nam nói không chiếm đoạt tài sản

22-07-2015 - 15:07 PM | Tài chính - ngân hàng

Trả lời tòa, bị cáo Trịnh Thị Hồng Phượng - phó giám đốc công ty Phương Nam nói việc báo cáo từ lỗ thành lời là để vực dậy công ty, để ngân hàng cho vay chứ không lừa đảo.

Trong ngày xét xử thứ hai 
(21-7) vụ án lừa đảo chiếm đoạt tài sản xảy ra tại Công ty Phương Nam (Sóc Trăng), hội đồng xét xử tập trung thẩm vấn hai bị cáo Trịnh Thị Hồng Phượng - phó giám đốc và Lâm Minh Mẫn - kế toán trưởng.

Bị cáo Phượng cho rằng mình không lừa đảo, những báo cáo tài chính không đúng sự thật, báo lỗ thành lời là theo chỉ đạo của ông Lâm Ngọc Khuân - chủ tịch hội đồng quản trị kiêm giám đốc Công ty Phương Nam.

Đây là việc làm nhằm vực dậy công ty trong giai đoạn lỗ lã, để các ngân hàng tiếp tục cho vay vốn sản xuất.

Còn bị cáo Mẫn khai biết giá trị hàng tồn kho của doanh nghiệp dao động 111 - 285 tỉ đồng, nhưng bị cáo lập báo cáo tài chính nâng khống lên hàng nghìn tỉ đồng là theo chỉ đạo của ông Lâm Ngọc Khuân.

“Bị cáo khẳng định số tiền mất khả năng chi trả trên 780 tỉ đồng là do công ty làm ăn thua lỗ. Ông Khuân không chiếm đoạt số tiền này nên bị cáo không phải là đồng phạm lừa đảo” - Mẫn nói.

Liên quan sai phạm của các ngân hàng, ông Nguyễn Thế Thắng - nguyên giám đốc Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) chi nhánh Sóc Trăng - nói trước khi ký hợp đồng tín dụng với doanh nghiệp, hồ sơ đã được các phòng, ban của đơn vị thẩm định, kiểm tra và đặc biệt có sự đồng ý của VDB Việt Nam.

Ông Thắng mạnh miệng: “Tôi ký là tôi chịu trách nhiệm trước pháp luật, mong tòa xem xét”. Theo viện kiểm sát, từ những báo cáo tài chính khống do Mẫn lập ra, năm ngân hàng ở Sóc Trăng, Bạc Liêu và Hậu Giang đã cho Công ty Phương Nam vay hàng nghìn tỉ đồng.

Đến nay, nhà chức trách xác định cha con ông Khuân lừa đảo, chiếm đoạt gần 785 tỉ đồng và các ngân hàng không thu hồi được 825,5 tỉ đồng.

Nguyễn Thế Thắng, nguyên giám đốc Ngân hàng VDB Sóc Trăng

 

Cáo trạng cũng cho rằng nguyên giám đốc LPB Hậu Giang là bị cáo Đỗ Hùng Sở cùng bảy thuộc cấp chịu trách nhiệm gây hậu quả cho ngân hàng với số tiền không thu hồi được gần 249 tỉ đồng.

Ba ngân hàng còn lại là Sacombank Sóc Trăng không thu hồi được trên 132 tỉ đồng, Vietcombank Sóc Trăng 77 tỉ đồng và Ngân hàng An Bình chi nhánh Bạc Liêu trên 53 tỉ đồng.

 

 

Theo Trần Giang

Tuổi trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên