Đẩy mạnh cho vay bất động sản: Liệu có giẫm lên vết xe đổ?
Chỉ trong vòng 3 năm trở lại đây, tín dụng đổ vào bất động sản đã tăng trưởng tổng cộng 80%.
- 28-10-2015Tín dụng BĐS tăng mạnh nhưng không có hiện tượng "bong bóng"
- 29-09-2014Thống đốc NHNN bác thông tin gói tín dụng mới cho BĐS
- 25-03-2014T.S Lê Xuân Nghĩa: Sắp tới còn có gói tín dụng cho BĐS “khủng” hơn 50.000 tỷ
-
Trong năm tới, cả yếu tố chi phí đẩy lẫn cầu kéo có thể không lớn.
-
Tôi nghĩ khi đặt mục tiêu tăng trưởng năm 2022 là 6-6,5%, Chính phủ và Quốc hội đã khá thận trọng, thực tế khả năng tăng trưởng trên 7% là hoàn toàn có thể
Tín dụng trong lĩnh vực bất động sản đang tăng với tốc độ khá nhanh. Theo Vụ Tín dụng, tín dụng bất động sản trong năm qua liên tục tăng, hiện dư nợ cho vay kinh doanh bất động sản vào khoảng 360.000 tỷ đồng. So với con số cách đây 3 năm (2012) khoảng 197.000 tỷ đồng thì các ngân hàng đã “bơm” vào lĩnh vực địa ốc khoảng 163.000 tỷ đồng (khoảng 7,4 tỷ USD) tương đương tăng khoảng 80%.
Dẫu vậy, nhiều chuyên gia vẫn cho rằng, thị trường bất động sản vẫn chưa có nguy cơ xảy ra bong bóng ngay trong năm 2016.
Tuy nhiên mới đây, tại Nghị quyết số 01/NQ-CP về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu chỉ đạo điều hành thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2016, Chính phủ đã lưu ý Ngân hàng nhà nước cần chú trọng kiểm soát chặt chẽ các khoản cấp tín dụng đối với các lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro như bất động sản, dự án thu hồi vốn thời gian dài...
Xoay quanh vấn đề này, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Đức Độ, Phó Viện trưởng Viện Kinh tế Tài chính, Học viện Tài chính.
Thưa ông, tại sao tín dụng bất động sản giờ đây lại được xếp vào lĩnh vục tiềm ẩn rủi ro?
TS. Nguyễn Đức Độ: Trong thời gian gần đây nhiều ngân hàng và doanh nghiệp đã đẩy mạnh đầu tư, hoàn thiện các dự án bất động sản còn dở dang để tăng cung ra thị trường. Điều này được thể hiện qua lượng thép nhập khẩu tăng nhanh.
Liệu nhu cầu trên thị trường có đủ mạnh để hấp thụ nguồn cung đang gia tăng? Nếu nhu cầu về bất động sản chủ yếu mang tính đầu cơ và dựa vào tín dụng, tức là khả năng thanh toán thực sự của người mua thấp, các doanh nghiệp và nhà đầu tư bất động sản rất dễ rơi vào tình trạng nợ nần ở mức cao, khi nguồn cung trở nên dư thừa. Lúc đó, nợ xấu ngân hàng sẽ gia tăng.
Đây có thể là lý do khiến Chính phủ phải đưa ra cảnh báo về rủi ro tín dụng bất động sản.
Thị trường bất động sản có dấu hiệu hồi phục, đồng nghĩa hàng loạt ngân hàng đã mở “room” và khá mạnh tay cho vay, làm dấy lên lo ngại về tình trạng bong bóng bất động sản có tính chu kỳ. Theo ông, các ngân hàng có đang đi lại con đường cũ của những năm trước đây?
Với nguồn cung đang tăng nhanh, giá bất động sản sẽ khó có thể tăng mạnh lên mức cao để được gọi là bong bóng. Có lẽ, chúng ta chỉ nên bắt đầu lo ngại về bong bóng giá bất động sản, khi nợ xấu bất động sản được xử lý triệt để, tức là ngay cả những dự án bất động sản kém hấp dẫn nhất cũng tìm được người mua.
Mặc dù vậy, có vẻ hiện nay đang có một cuộc đua xem ai hoàn thiện các dự án sớm hơn để chào bán ra thị trường.
Cho vay bất động sản được đánh giá là mảng hấp dẫn đối với các ngân hàng. Trong khi đó, lãi suất cho vay bất động sản khá cao cùng với nhu cầu tín dụng toàn hệ thống tăng trưởng mạnh, có phải vì vậy mà lãi suất cho vay càng khó giảm không thưa ông?
Với quy mô tín dụng bất động sản hiện chiếm khoảng 8% tổng tín dụng, khó có thể nói lãi suất cho vay bất động sản là nguyên nhân chính khiến mặt bằng lãi suất chung hiện nay ở mức cao.
Lãi suất huy động và cho vay hiện nay ở mức cao chủ yếu là do quy mô thâm hụt ngân sách, nợ công, nợ xấu ở mức cao cũng như tình trạng người dân và doanh nghiệp còn găm giữ ngoại tệ.
Vâng, xin cảm ơn ông!