MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

ĐHCĐ ngân hàng ACB: 3 người nhà ông Hùng trúng cử HĐQT nhiệm kỳ mới

26-04-2013 - 12:50 PM | Tài chính - ngân hàng

Trong năm nay ACB sẽ lập công ty vàng và thoái hết vốn tại các ngân hàng. Mục tiêu lợi nhuận ở mức khiêm tốn 1.800 tỷ đồng, tỷ lệ cổ tức cho năm 2012 là 6,86% bằng tiền mặt.

12h40: Công bố kết quả bầu cử và kết thúc đại hội

Đại hội dồng cổ đông ACB đã thông qua toàn bộ các tờ trình và báo cáo tại đại hội.

Kết quả kiểm phiếu, cả 11 thành viên được đề cử vào HĐQT đều trúng cử tỷ lệ trên 90%, trong đó ông Trần Mộng Hùng đạt tỷ lệ số phiếu cao nhất với hơn 108%; ông Trần Hùng Huy (con ông Hùng) đạt tỷ lệ hơn 105% và bà Đặng Thu Thủy (vợ ông Hùng) gần 97%.

Ban Kiểm soát cũng đã bầu dược 4 thành viên với tỷ lệ hơn 90% phiếu bầu.

Đại hội kết thúc lúc 12h50.

---------

12h00:

Đại diện NHNN lên phát biểu. Ông Tô Duy Lâm, giám đốc NHNN chi nhánh Tp. Hồ Chí Minh cho biết ông tin tưởng ACB sẽ đạt được kế hoạch lợi nhuận đề ra và đang phát triển ổn định trở lại.

-----------

11h40

Khoản cho vay của ông Kiên hơn 9.000 tỷ đồng,  chiếm 75% vốn tự có của ACB là sai luật. Trong khi quy định chỉ được cho vay không quá 25% cho một nhóm cổ đông liên quan. Ngân hàng có biết không?

Dự kiến lợi nhuận và trích lập dự phòng như thế nào? Lợi nhuận quý 1 ước tính khoảng bao nhiêu? Vinalines 800 tỷ tại sao không trích lập dự phòng?

Dư nợ nhóm 6 công ty. Tại thời điểm đó, cho phép các công ty liên quan được dư nợ 60%, không bao gồm khoản phải thu và trái phiếu. Khi ấy không vi phạm.

Các khoản phát sinh từ năm 2010. Khi đó quy định giảm tỷ lệ xuống 25%, các khoản nợ trên đã phát sinh từ trước nên ACB chỉ có thể điều chỉnh dần. Ban điều hành đã điều chỉnh đúng và đang khắc phục thu dần.

Về kế hoạch lợi nhuận 1.800 tỷ cho năm nay, ACB dự phòng gần 1.000 tỷ đồng. Lợi nhuận trên là sau trích lập.

Nợ xấu Vinalines là phát sinh, hiện ACB trích lập dự phòng 5%, phân vào nhóm 2.

Về thoái vốn của các ngân hàng Eximbank Đại Á, Kienlongbank có mâu thuẫn hay không với việc mua cổ phiếu quỹ. Việc mua cổ phiếu quỹ nhằm đảm bảo giá cổ phiếu ổn định, tăng niềm tin cho nhà đầu tư và khách hàng.


---------

11h20

Hai lần ACB bị khủng hoảng (năm 1993 và 2012), HĐQT có kế hoạch gì để phòng ngừa rủi ro như vừa qua?

HĐQT sẽ quản lý chặt chẽ hơn việc quản trị rủi ro, ngân hàng sẽ xây dựng hình ảnh thật tốt, gia tăng hiệu quả trong hoạt động kinh doanh và giá trị cổ phiếu, đưa ACB tới gần hơn tới nhà đầu tư và khách hàng.

Chiến lược kinh doanh vàng ra sao?

ACB là một đại lý kinh doanh vàng của NHNN. Trong quý 1 vừa qua, kinh doanh vàng đóng góp tỷ lệ tương đối lớn vào tổng lợi nhuận của ngân hàng. ACB cũng sẽ đẩy mạnh hoạt động này để trở thành một rtong những công ty kinh doanh vàng hàng đầu.

Công ty vàng sẽ tập trung vào chế tác, sản xuất vàng nữ trang. Hoạt động này sẽ đóng góp lợi nhuận cho ngân hàng kể từ năm 2014.

Các vấn đề tố tụng liên quan đến các cựu lãnh đạo của ACB hiện nay như thế nào? (ông Kiên, ông Giá, ông Cang, ông Hải). ACB có quy thiệt hại cho các thành phần này hay không?

Những rủi ro mà ACB đang đối mặt ra sao? Tiền lương, chính sách nhân sự hiện nay ra sao?

ACB giảm tỷ lệ chia cổ tức, ngân hàng có kế hoạch gì để nâng tỷ lệ này lên hay không? Có biện pháp gì để giám sát ban điều hành để không xảy ra sự cố như vừa qua?

Hoạt động vàng và ngoại hối liên tục lỗ, nếu liên tục lỗ thì việc thành lập công ty kinh doanh vàng có thích hợp hay không?

Tín dụng không tăng trưởng, ngân hàng có bị kiểm soát bởi NHNN hay không?

Về hoạt động kinh doanh vàng, ACB từ năm 2005 trở đi có dư nợ khá lớn, trong những năm trước chúng ta chuyển sang VNĐ để gửi liên ngân hàng sinh lời, việc chuyển đổi vàng sang tiền và biến động ngoại hối giúp ngân hàng có lãi. Năm 2012 ACB phải đóng trạng thái nên bị lỗ.

Về tăng trưởng tín dụng, sự cố tháng 8 khiến ACB buộc phải bảo vệ thanh khoản an toàn, ngân hàng ngưng lại tín dụng, điều chỉnh kế hoạch tăng trưởng.

Về các cựu lãnh đạo của ngân hàng, tất cả đều trong quá trình điều tra, khi nào có kết quả của tòa án mới có quyết định xem ai có tội ai không thì mới đưa ra quyết định. Việc các vị này có trách nhiệm hay không, ACB cũng đang chờ kết quả từ công an.

ACB tin tưởng các khoản tiền liên quan đến Vietinbank sẽ thu hồi được. Hiện các nhân viên được ủy thác họ đã khởi kiện về việc họ gửi tiền hợp pháp và cũng đang chờ kết quả.

Về kinh doanh vàng, ngân hàng những năm trước đều có lãi nhưng năm vừa rồi bị ảnh hưởng bởi hoạt động tất toán nên bị lỗ. Năm ngoái ACB đã phải mua vàng để bù đắp đúng lúc giá vàng lại rất cao à khoảng cách chênh lệch cao, tới 2 - 3 triệu đồng.

ACB đều có bảo hiểm giá vàng theo giá ngoại tệ ở nước ngoài, chúng ta không lỗ vì thế mà chúng ta lỗ vì không được nhập vàng theo giá đã bảo hiểm, mà phải mua theo giá chênh lệch lớn, nên phát sinh lỗ nhiều chủ yếu do chênh lệch giá.

---------------

11h10, tiếp tục thảo luận

Tại sao HĐQT lại quyết định mua cổ phiếu quỹ thời điểm này?

Hiện giá cổ phiếu ACB đang là hợp lý để mua vào. Đến tháng 6 tới đây, ACB kỷ niệm 20 năm. Giá cổ phiếu thấp, ACB mua vào để đảm bảo lợi ích cho cổ đông. Hết năm 2013, thị trường phát triển trở lại thì ACB sẽ bán cổ phiếu này để tăng lợi nhuận.

Việc mua cổ phiếu là vì lợi nhuận của tương lai.

Còn việc có chia cổ phiếu này hay không thì chúng ta không mua.


-------

11h00, Đại hội tạm dừng thảo luận để tiến hành bầu cử

Có 84% cổ đông có quyền biểu quyết có mặt tại thời điểm này.

-------------

10h50

ACB liệu có khuynh hướng của một mô hình quản lý gia đình trị hay không?

Hồi tháng 12 năm ngoái, HĐQT đã bầu bổ sung thành viên HĐQT. Sự trở lại của ông Hùng mang lại lợi ích cho ACB vì ông có nhiều kinh nghiệm. HĐQT có 10 thành viên, 1 chủ tịch, trong số các thành viên có 3 người nước ngoài, 1 thành viên HĐQT.

Cơ cấu HĐQT gồm những người có kinh nghiệm. Các quyết định đưa ra theo nguyên tắc biểu quyết đa số. Cơ cấu đó cho thấy HĐQT làm việc với lợi ích chung của cổ đông, không vì lợi ích của một hay một nhóm cổ đông nào.

-------------

 10h30

Trên báo chí có đăng bài về các cổ đông lớn, trong đó có ông Nguyễn Đức Kiên. Theo đó, ông Kiên có vay của ACB hơn 7.400 tỷ đồng, vậy hiện nay đã trả được bao nhiêu, còn nợ bao nhiêu, tài sản. Hiện ông Kiên đang sở hữu bao nhiêu cổ phiếu của ACB, có đủ để thế chấp cho khoản vay dư nợ hay không? Ông Kiên có thực hiện như ông Thành ở ngân hàng Sacombank là cấn nợ hay không?

Đối với Công ty Thủy sản Bình An, số dư nợ của ACB hiện nay như thế nào, đã đòi được chưa? Khoản nợ của Vinashin đã đòi được chưa, khoản nợ cho Hãng hàng không Đông Dương đã đòi được chưa khi mà công ty này đã xóa sổ 3 năm nay.

Khoản 719 tỷ đồng gửi tại Vietinbank hiện nay ra sao?Các khoản đầu vào KienLongBank, VietBank như thế nào?

Các ngân hàng khác đều đặt mục tiêu lợi nhuận rất cao, tại sao ACB lại khiêm tốn như vậy, chúng ta có nên tăng mục tiêu LNTT?

Ông Đỗ Minh Toàn cho biết, đợt đầu, công ty của ông Kiên nợ ACB hơn 9.000 tỷ đồng, sau đó ACB xử lý được hơn 2.000 tỷ và còn dư nợ 7.400 tỷ. Hiện khoản tài sản đảm bảo đủ để trừ nợ.

Với khoản đầu tư vào công ty thủy sản Bình An, ACB đã thu toàn bộ nợ gốc và lãi, hiện dư nợ bằng 0 tại Bình An.

ACB không cho Vinashin vay, mà chỉ cho Vinalines vay, xấp xỉ 700 tỷ đồng. Khách hàng đã trả một phần lãi và ACB đã điều chỉnh theo cơ cấu của Nhà nước.

Khoản tiền gửi tại Vietinbank hơn 718 tỷ đồng. ACB hoàn toàn có khả năng thu hồi được. Hiện cơ quan công an đang xét xử.

Liên quan đến sở hữu chéo, ACB không sở hữu nhiều cổ phần tại các TCTD. Hiện ACB đã bán, chuyển nhượng cổ phiếu Eximbank và đã có lãi. Ngân hàng sẽ tính vào lợi nhuận năm 2013.

Ngân hàng cũng đã bán xong phần đầu tư vào KienLongBank, cũng không lỗ. Ở ngân hàng Vietbank, ACB không đầu tư quá 5% và sẽ thoái vốn khỏi ngân hàng này.

Về lợi nhuận thấp, ngân hàng có nhiều vấn đề phải xử lý, kinh tế khó khăn nên ngân hàng đặt kế hoạch thận trọng.

Về trạng thái vàng, ACB đã tất toán xong toàn bộ, dư nợ đang bằng 0

Trên liên ngân hàng, ACB đang đi vay và cho vay có hiệu quả.


----------------

10h15, Đại hội bước vào phiên thảo luận

Qua các sự cố đã xảy ra tại ACB, việc rủi ro danh tiếng có được ngân hàng quản lý bài bản hay không?ACB nên chuyển qua sàn chứng khoán HOSE thay vì sàn HNX? Cổ phiếu của ngân hàng giảm, vậy ban điều hành có kế hoạch gì để tăng niềm tin cho nhà đầu tư? Vấn đề đầu tư của ACB với 6 công ty của ông Nguyễn Đức Kiên như thế nào?

Ông Trần Hùng Huy, chủ tịch HĐQT trả lời: Vấn đề quản lý rủi ro luôn được ban lãnh đạo ngân hàng đặc biệt coi trọng và được quản lý như các vấn đề rủi ro khác.

Việc niêm yết trên sàn. Trên thực tế, khối lượng cổ phiếu của ACB là 935 triệu cổ phiếu, là DN có quy mô vốn hóa lớn nhất trên sàn HNX hiện nay. HĐQT nhận thấy

Ngoài ra, chủ trương của Nhà nước là sáp nhập 2 sở trong năm nay nên lãnh đạo ngân hàng sẽ cân nhắc có nên chuyển sàn hay không.

Ông Đỗ Minh Toàn, TGĐ ngân hàng trả lời về việc giá cổ phiếu giảm và niềm tin nhà đầu tư. Theo ông Toàn, trong thời gian xảy ra sự cố tháng 8 năm ngoái, ngân hàng đã tập trung lấy lại niềm tin của nhà đầu tư.

Trong quý1 năm nay, huy động vốn đã tăng mạnh, bù cho khoản huy động vàng mất đi.

Ban lãnh đạo có kế hoạch lấy lại niềm tin bằng cách như sắp xếp lại hoạt động quản trị; khôi phục hoạt động bán lẻ, đẩy mạnh hoạt động này; xử lý nhanh nợ xấu…

Còn việc giá cổ phiếu giảm. Hồi tháng 8 năm ngoái giá giảm mạnh là do ảnh hưởng của sự cố và lòng tin của nhà đầu tư. Ngân hàng sẽ nỗ lực hơn nữa trong hoạt động để lấy lại niềm tin và đẩy tăng giá cổ phiếu.

Về khoản đầu tư liên quan đến 6 công ty của bầu Kiên, theo Ban Kiểm soát ACB, ngân hàng chỉ có 30 tỷ đầu tư vào 1 công ty duy nhất đó là Công ty đầu tư Hà Nội. Hiện nay ngân hàng đang làm thủ tục chuyển nhượng.

Trong danh mục đầu tư, ACB tập trung đầu tư vào các công ty con, các doanh nghiệp cốt lõi và chỉ có hơn 1.000 tỷ đồng đầu tư vào các công ty khác. Hiện các khoản đầu tư được ACB quản lý chặt chẽ, xem xét khoản nào có hiệu quả thì mới duy trì, khoản nào không hiệu quả được xem xét bán đi thu hồi vốn.

-----------

Sáng nay 26/4, Ngân hàng TMCP Á Châu (ACB) tổ chức Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2013.

Tham dự đại hội có 82% cổ đông có quyền biểu quyết. 9h00, đại hội bắt đầu.

ĐHCĐ năm nay là một dấu mốc quan trọng của ACB với nhiệm kỳ HĐQT, BKS mới được bầu cử, nhiệm kỳ 2013 – 2018, và những kỳ vọng về sự trở lại của ông Trần Mộng Hùng, nguyên chủ tịch ngân hàng.

Theo báo cáo của HĐQT và Ban điều hành, năm 2012, ngân hàng ACB đạt mức lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh trước chi phí dự phòng rủi ro tín dụng là 1.480 tỷ đồng, giảm mạnh 67% so với 4.455 tỷ đồng của năm 2011. Chi phí dự phòng rủi ro tăng hơn 80% và chi phí hoạt động tăng 38%. LNTT chỉ đạt 963 tỷ đồng, giảm mạnh so với 4.174,6 tỷ của năm 2011

Tại thời điểm cuối năm 2012, ACB có hơn 2.500 tỷ đồng nợ xấu, chiếm tỷ lệ 2,5% trên tổng dư nợ.

Tổng tài sản giảm trên 100 nghìn tỷ đồng so với năm 2011, xuống 176 nghìn tỷ do huy động vốn giảm, huy động liên ngân hàng, các khoản phải thu, phải trả liên quan đến vàng giảm khi ngân hàng thực hiện đóng trạng thái theo yêu cầu của NHNN (riêng huy động vàng giảm 27 nghìn tỷ).

HĐQT ngân hàng trình kế hoạch tăng tổng tài sản lên 183 nghìn tỷ; huy động vốn và tăng trưởng tín dụng cùng ở mức 12%; lợi nhuận trước thuế 1.800 tỷ đồng.

Kế hoạch hoàn nhập hơn 663 tỷ đồng vào lợi nhuận chưa phân phối năm 2012 để mua cổ phiếu quỹ cũng là một nội dung được trình trong đại hội lần này. Tỷ lệ cổ tức dự kiến chia năm 2012 là 6,86% bằng tiền mặt.

Đáng lưu ý, HĐQT đã bổ sung một nội dung đó là trình cổ đông về việc thành lập công ty kinh doanh vàng ACB với vốn điều lệ 100 tỷ đồng. HĐQT cho biết, trước đây ACB đã xin ý kiến về việc này nhưng NHNN trong năm 2012 tạm thời chưa chấp thuận.

Về nhân sự dự kiến cho nhiệm kỳ 2013 – 2018, NHNN đã chấp thuận danh sách đề cử HĐQT của ACB gồm 11 thành viên (trong đó có tới 9 người đương nhiệm) và Ban kiểm soát gồm 4 thành viên.

(Tiếp tục cập nhật)

Nguyễn Hằng


khanhnt

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên