MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dự phòng tín dụng: Một góc nhìn khác về xử lý nợ xấu của ngân hàng

18-08-2014 - 14:31 PM | Tài chính - ngân hàng

Một thống kê từ 10 ngân hàng lớn (không bao gồm Agribank và SCB) cho thấy, trong nửa đầu năm 2014, gần 4.400 tỷ đồng dự phòng đã được sử dụng, chỉ bằng 25% con số cả năm 2013.

Tình trạng nợ xấu gia tăng trong báo cáo gần đây của các ngân hàng có thể không phải là điều bất ngờ với các nhà đầu tư. Trước đây, mỗi khi nhắc đến con số nợ xấu do các ngân hàng công bố, người đọc luôn được đính kèm thêm một con số nợ xấu khác (thường cao hơn), do các tổ chức tài chính quốc tế dự báo.

Từ cuối năm 2013, sau khi VAMC được thành lập, sự quan tâm đối với vấn đề nợ xấu không còn là con số này tăng/ giảm bao nhiêu mà là khả năng tự xử lý nợ xấu của các ngân hàng. Ở hầu hết các ngân hàng, từ hội sở đến các chi nhánh, đều đã thành lập ban xử lý nợ xấu với mục tiêu thu hồi tối đa số vốn ngân hàng đã cho vay ở các khoản nợ “có vấn đề”.

Một phần kết quả việc xử lý nợ xấu sẽ được thể hiện qua con số “Sử dụng dự phòng” trên báo cáo tài chính của các ngân hàng. Đây là “tiền” mà trước đó, các ngân hàng đã trích ra từ lợi nhuận kinh doanh, để dự phòng cho khoản nợ xấu theo quy định. Khi khoản nợ xấu được xử lý (tất toán khoản vay), số dự phòng này sẽ được sử dụng.

Tùy theo chính sách của từng ngân hàng, con số sử dụng dự phòng trong 6 tháng đầu năm, có thể phản ánh một phần nỗ lực của các ngân hàng trong việc xử lý nợ xấu. Nhưng trên quy mô toàn ngành, biến động của dự phòng (bao gồm cả trích lập và sử dụng) sẽ phản ánh năng lực của các ngân hàng trong bối cảnh nợ xấu hiện nay.

Một thống kê từ 10 ngân hàng lớn (không bao gồm Agribank và SCB) cho thấy, trong nửa đầu năm 2014, gần 3.500 tỷ đồng dự phòng đã được sử dụng. Ngoài ra 970 tỷ dự phòng cho các khoản vay mà ngân hàng đã bán cho VAMC cũng giảm.

Trong kỳ này các ngân hàng đã trích lập thêm 10.980 tỷ đồng dự phòng, nâng số dư dự phòng của 10 ngân hàng được thống kê lên hơn 31.000 tỷ đồng, cao hơn khoảng 25% so với đầu năm.

Cả năm ngoái, các ngân hàng này đã trích lập khoảng 19.000 tỷ đồng dự phòng và sử dụng 17.660 tỷ đồng. Trước đó năm 2012, số dự phòng và trích lập tương đương nhau, khoảng 16.000 tỷ đồng.

Tính ra, số dự phòng được sử dụng trong 6 tháng đầu năm 2014 chỉ bằng khoảng 25% so với năm 2013 và 28% so với năm 2012.

Ba ngân hàng lớn gồm BIDV, Vietinbank và Vietcombank, với dư nợ tín dụng quy mô gấp nhiều lần các ngân hàng còn lại, thường chiếm từ 70 – 80% quy mô dự phòng và sử dụng dự phòng trong số 10 ngân hàng được thống kê.

Số dự phòng được sử dụng của các ngân hàng. ĐVT: Tỷ đồng

Dự phòng được trích lập của các ngân hàng. ĐVT: Tỷ đồng

hangnt

Diễn đàn đầu tư

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên