Kiều hối quan trọng thế nào với Việt Nam?
"Kiều hối giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế của đất nước, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam".
- 30-03-2015Ba tháng, kiều hối đổ về TP.HCM đạt 1,2 tỉ USD
- 11-02-2015Kiều hối về Việt Nam đang chảy về đâu?
- 07-02-201570% lượng kiều hối được đầu tư vào sản xuất, kinh doanh
-
Nhiều khả năng tổng mức giảm giá của VND so với USD trong cả năm nay chỉ khoảng 2%
-
Việc yêu cầu báo cáo với những giao dịch có giá trị lớn sẽ giúp cơ quan Nhà nước dễ kiểm soát những giao dịch có dấu hiệu đột biến, bất thường và cũng nhằm khiến những hành vi phạm pháp sớm bị ngăn chặn từ trước khi diễn ra
Ông Võ Trí Thành, Viện phó Viện Quản lý Kinh tế Trung ương, người đã cùng đồng nghiệp có bản nghiên cứu về kiều hối mấy chục năm qua ở Việt Nam, đã trao đổi với Tuần Việt Nam về vai trò và xu hướng gia tăng kiều hối.
Xin ông cho biết dòng kiều hối đã xuất hiện ở Việt Nam từ khi nào?
Thực ra kiều hối vào Việt Nam từ những năm 1980, chủ yếu là tiền của người Việt định cư ở nước ngoài gửi về.
Trong những năm 1980, kiều hối chủ yếu từ các nước Mỹ, Canada, Úc và Pháp. Những người Việt ra đi khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ vào 4/1975, hay sau đó cuối những năm 1970 (thuyền nhân) và cuối những năm 1980 trong các chương trình ra đi được chính phủ Việt Nam cho phép. Riêng ở Pháp, cộng đồng người Việt hình thành từ thời kỳ thuộc địa đầu Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất và thứ hai.
Nhưng từ khi có cải cách đổi mới vào đầu những năm 1990, kiều hối bao gồm cả tiền gửi của chuyên gia lao động ở châu Phi, lao động xuất khẩu, và người đi học tập ở nước ngoài gửi về.
Trước 1990, kiều hối được chuyển theo con đường không chính thức nên không có con số thống kê. Chỉ từ năm 1991, khi có các tổ chức chuyển kiều hối chính thức thành lập mới có con số thống kê rõ ràng.
Tốc độ gia tăng của kiều hối như thế nào, thưa ông?
Nếu như năm 1991 chỉ có chừng 35 triệu USD thì năm 2014 đã tăng lên hơn 12 tỷ USD, với tốc độ tăng trung bình hàng năm là 38,6%. Tính đến năm 2014, tổng kiều hối đã đạt khoảng 92 tỷ USD.
Tại sao lại có sự gia tăng với tốc độ như vậy? Ý tôi muốn hỏi là vai trò của nhà nước trong chuyện này?
Có 4 yếu tố chính sau sự thành công của Việt Nam trong việc thu hút nhiều kiều hối.
Thứ nhất, cùng với cải cách theo hướng thị trường và chính sách mở cửa, Việt Nam đã có nhiều nỗ lực để thúc đẩy tự do hóa tài chính, hội nhập và cải cách pháp lý trong lĩnh vực tài chính nói chung và lĩnh vực chuyển tiền nói riêng.
Đến nay, 100% các tổ chức tài chính nước ngoài được phép thực hiện hầu như tất cả các dịch vụ tài chính, bao gồm cả dịch vụ chuyển tiền. Đáng chú ý, người nhận kiều hối không phải nộp thuế thu nhập.
Thứ hai, nhiều cơ hội kinh doanh hấp dẫn đã xuất hiện trong hơn hai thập kỷ trở lại đây, đặc biệt là trong thời kỳ bùng nổ và đổ vỡ bong bóng của thị trường bất động sản và chứng khoán. Hơn nữa, sự khác biệt lớn về lãi suất tiền gửi giữa đồng Việt Nam và đô-la Mỹ đã tiếp tục khuyến khích Việt kiều gửi tiền về Việt Nam để hưởng mức chênh lệch cao hơn. Đối với việc đầu tư trong thị trường bất động sản, bên cạnh những giai đoạn bùng nổ thị trường, các quy định mới cho phép Việt kiều đang sống tại Việt Nam trong một thời gian nhất định được mua bất động sản đã thúc đẩy đáng kể kiều hối và đầu tư.
Thứ ba, cộng đồng người Việt ở nước ngoài đã gia tăng về số lượng và số vùng lãnh thổ cư trú theo thời gian. Phần lớn Việt kiều sinh sống và làm việc ở các nước phát triển, điển hình là Hoa Kỳ, Úc, Canada, và Pháp (chiếm khoảng 80% số lượng Việt kiều). Bên cạnh đó, những người nhập cư, xuất khẩu lao động, du học sinh và chuyên gia tại các nước Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan cũng đóng góp tương đối.
Thứ tư, thị trường dịch vụ kiều hối đang dần phát triển với chất lượng nâng cao và chi phí giảm xuống, thời gian rút ngắn, thủ tục đơn giản.
Kiều hối lĩnh bằng ngoại tệ liệu có phải là giải pháp tốt không?
Ở VN vẫn phải chấp nhận hình thức lĩnh bằng ngoại tệ và không đánh thuế, vì nếu không họ sẽ chọn cách gửi qua con đường không chính thức. Đứng về mặt chính sách nó có hai mặt: trong một môi trường còn đô la hoá như thế này, VN chấp nhận cho người lĩnh kiều hối được rút ngoại tệ, tuy có khuyến khích kiều hối, nhưng lại cản trở quá trình muốn giảm đô la hoá nền kinh tế. Chứ các nước khác kiều hối lĩnh bằng nội tệ.
Kiều hối có vai trò như thế nào trong phát triển kinh tế đất nước?
Trước hết, kiều hối được ghi nhận trong cán cân thanh toán quốc tế ở Việt Nam ở phần vãng lai, gọi là chuyển tiền tư nhân. Kiều hối giữ vai trò rất quan trọng trong đời sống kinh tế của đất nước, nhất là những nước đang phát triển như Việt Nam.
Thứ nhất là vai trò trong kinh tế vĩ mô. Thông thường các nước đang phát triển, như VN, bị thiếu ngoại tệ, thâm thủng cán cân thương mại, và nếu nhìn rộng ra là cán cân thanh toán quốc tế. Kiều hối đã bù đắp cho thiếu hụt này, bù đắp cho sự căng thẳng trên thị trường ngoại hối, và làm lành mạnh hơn cán cân thanh toán quốc tế. Như vậy kiều có vai trò trong ổn định kinh tế vĩ mô.
Ở ta, kiều hối có vai trò tích cực trong ổn định kinh tế vĩ mô là chính, vì sau nhiều năm VN bị thâm hụt rất lớn, áp lực trên thị trường ngoại tệ rất cao.
Tác động thứ hai, gây khá nhiều tranh cãi, là số kiều hối lĩnh về dùng để chi tiêu hay tiết kiệm cho đầu tư?
Ngay trong lĩnh vực tiêu dùng kiều hối cũng có tác động tích cực, khi mà kinh tế suy thoái, tổng cầu yếu thì tiêu dùng cũng có tác động thúc đẩy sản xuất. Nhưng nếu tiêu dùng quá đi thì không có tiết kiệm đầu tư, trong sự phát triển dài hạn.
Vai trò thứ hai là ở mức độ vi mô, cho hộ gia đình. Kiều hối có hai mô típ cơ bản: Thứ nhất là mô típ tình thương, gửi về để hỗ trợ cho gia đình giải quyết những khó khăn trong cuộc sống; Mô típ thứ hai là để đầu tư. Đầu tư hiểu theo nghĩa hẹp là đầu tư vào sản xuất kinh doanh, hay đầu tư tài chính. Còn theo nghĩa rộng là đầu tư vào phát triển con người, như chăm sóc sức khoẻ, học hành.
Theo thống kê của chúng tôi, trong những năm gần đây 35,4% kiều hối được sử dụng cho tiêu dùng hàng ngày, 15,9% cho đầu tư – kinh doanh, 10,1% cho chữa bệnh, 7,5% cho học hành, 11,7% cho tiết kiệm, dưỡng già…
Trong những năm 2007-2008, lạm phát tăng ở mức hai con số, cũng một phần do dòng tiền ngoại tệ vào VN quá lớn. Vậy kiều hối có ảnh hưởng tiêu cực gì trong chuyện bất ổn kinh tế vĩ mô này không?
Đúng là kiều hối cũng có thể ảnh hưởng tiêu cực. Khi các dòng tiền vào Việt Nam đã nhiều rồi, qua ODA, đầu tư thương mại, rồi xuất khẩu, thì khi đó kiều hối góp phần gây ra trạng thái không tốt, gây ra cơn sốt bất động sản, chứng khoán, làm tăng áp lực tăng giá đồng tiền, và như vậy giảm sức cạnh tranh xuất khẩu của đất nước.
Trong giai đoạn 2007-2008 kiều hối mang tính đầu cơ nhiều, bởi vì nó không tập trung vào sản xuất kinh doanh mà chủ yếu đầu cơ vào chứng khoán, bất động sản, góp phần tạo ra cơn sốt thái quá trong hai lĩnh vực này, đồng thời gây áp lực lạm phát cho nền kinh tế.
Ngoài kiều hối chính thức còn có kiều hối phi chính thức. Tỷ lệ kiều hối phi chính thức là khoảng bao nhiêu?
Tiền gửi theo con đường không chính thức theo chúng tôi điều tra bằng gần 1/4 kiều hối qua kênh chính thức, bởi luật pháp cho phép mang ngoại tệ vào VN trong phạm vi dưới 5.000 USD không phải khai báo.
Nhưng cũng có một lượng ngoại tệ VN chạy ra nước ngoài theo con đường phi chính thức thì chúng ta không ghi nhận được là bao nhiêu. Chẳng hạn nhập lậu hàng hoá, nhập lậu vàng, hay gửi tiền cho con cái học tập ở nước ngoài.
Việc sử dụng kiều hối ở VN đã là kênh đầu tư hiệu quả chưa, và nếu chưa chúng ta phải làm gì?
Như tôi đã nói, có 2 mô típ kiều hối là tình thương và đầu tư. Ở mô típ đầu tiên là nghĩa vụ gia đình, bạn bè, người thân, chủ yếu là tự nguyện. Mô típ thứ hai phụ thuộc khá nhiều vào môi trường kinh doanh ở ta có hấp dẫn không, liên quan đến nhiều chính sách.
Ví dụ, điều kiện cần cải thiện liên quan đến đâu tư là điều kiện sở hữu đất và giao dịch nhà ở nói riêng. Luật Kinh doanh bất động sản sửa đổi gần đây cho phép Việt kiều sở hữu nhà ở là một bước tiến quan trọng.
Theo Hoàng Ngọc