MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

[Live] Họp báo công bố về việc sáp nhập HBB vào SHB

09-08-2012 - 09:53 AM | Tài chính - ngân hàng

20/9 sẽ niêm yết bổ sung cổ phiếu của hai ngân hàng. Đối với 2 công ty chứng khoán SHS và chứng khoán Habubank, SHB sẽ cổ phần hóa CTCK Habubank và bán bớt cổ phần.

Chủ tịch HĐQT SHB ông Đỗ Quang Hiển lên phát biểu ý kiến về thương vụ sáp nhập thành công HBB vào SHB.

Sau 7 tháng nghiên cứu và được NHNN thông qua, hôm nay ngân hàng SHB và HBB được sự chủ trì của NHNN, UBCK và VSD công bố chính thức quyết định sáp nhập HBB và SHB – một sự kiện quan trọng trong chiến lược phát triển của SHB.

Việc SHB nghiên cứu đánh giá thẩm định và nhận sáp nhập HBB rút ngắn thời gian và giảm thiểu tối đa chi phí trong lộ trình phát triển của SHB để đạt được quy mô sau sáp nhập, nếu SHB tự thân phát triển thì HĐQT của SHB cũng như các chuyên gia tính toán – nếu nhanh phải mất 5 năm với chi phí không nhỏ, thương vụ này được đánh giá thành công của SHB – phù hợp với chủ trương tái cấu trúc của NHNN.

Trong quá trình 7 tháng tìm hiểu và hơn 3 tháng tìm hiểu thủ tục, SHB và HBB đã thực hiện đúng quy định của pháp luật, được sự giám sát của NHNN, UBCK và các cơ quan hữu quan.

Nhân sự kiện sáp nhập thành công, tôi xin thay mặt 2 ngân hàng SHB và HBB xin cảm ơn NHNN, UBCK, trung tâm lưu ký trong thời gian vừa qua.

Trả lời câu hỏi phỏng viên:

Vừa qua Moody đánh giá thấp hệ số tín nhiệm của SHB về những lo ngại phát sinh sau khi sáp nhập HBB, ý kiến của ông về vấn đề này thế nào?

Tôi nghĩ rằng đánh giá này là đương nhiên vì hoạt động kinh doanh của HBB thua lỗ, trong khi SHB hoạt động tốt, 5 năm liền được NHNN xếp loại A, tăng trưởng tín dụng loại A, hoạt động thua lỗ của HBB sẽ ảnh hưởng đến SHB, nhưng sau khi sáp nhập, với năng lực tài chính, điều hành chuyên nghiệp của SHB, SHB đã có phương án chi tiết và cụ thể cho từng chi tiết, từng đối tượng khách hàng của HBB. Sau khi được các chuyên gia đánh giá, hệ số CAR của SHB sau sáp nhập vẫn đạt 11,39% - đã bao gồm tình tổng nợ xấu của HBB – khẳng định là NH SHB sau sáp nhập là an toàn bền vững.

Năm 2013, SHB hoạt động bình thường và đánh giá của Moody chắc chắn sẽ khác

Các công ty con như CTCK của SHB và HBB sẽ giải quyết như thế nào?

SHS không phải là công ty con của SHB, SHB chỉ góp vốn 10% vào SHS, còn ngân hàng HBB có công ty chứng khoán Habubank. Khi sáp nhập chúng tôi cũng trình NHNN và UBCK – thời gian đầu công ty chứng khoán HBB tiếp tục duy trì là công ty con của SHB sau sáp nhập – lộ trình sẽ cổ phần hóa – SHB sẽ bán cổ phần của chứng khoán Habubank ở một tỷ lệ hợp lý chứ không duy trì tỷ lệ hiện này là 98%.

Tỷ lệ chuyển đổi như thế nào? SHB tỷ lệ an toàn vốn CAR 11,39% sau sáp nhập – con số này được tính toán như thế nào?

Ngày 18/7 UBCK đã cấp phép phát hành cổ phiếu cho SHB với mục đích hoán đổi cổ phiếu của HBB

17/8 hủy niêm yết HBB

21/8 chốt danh sách SHB và HBB

24-28/8 hoàn tất việc hoán đổi cổ phiếu

20/9 chính thức niêm yết bổ sung cổ phiếu hoán đổi

Buổi họp đang ở giai đoạn hỏi đáp.

Chánh thanh tra NHNN làm gì để HBB thua lỗ trong một thời gian dài mà không phát hiện ra?

Theo quy định tại Thông tư 04 – không thể công bố thông tin này cho đến khi chủ trương này được phê duyệt nên bên ngoài không cảm nhận được vai trò của NHNN, sau quyết định sáp nhập có hiệu lực, sau này SHB có vấn đề gì NHNN vẫn đảm bảo khả năng chi trả, các chỉ tiêu ngân hàng, NHNN cũng can thiệp đảm bảo quyền lợi và người gửi tiền.

Chính phủ cũng đưa ra các giải pháp cụ thể như miễn giảm thuế thu nhập.

Tỷ lệ nợ xấu của HBB không phải thấp nhất, ROA của HBB khoảng 1%, với những con số như thế HBB không phải thua lỗ kéo dài, cái gì dẫn đến thua lỗ của HBB ngày hôm nay, nếu NHNN không theo dõi HBB thời gian dài thì không thể khoanh vùng và đưa HBB vào diện sáp nhập.

Nguyên nhân: HBB tập trung tín dụng, đầu tư vào khách hàng lớn, vào các ngành rủi ro của chu kỳ kinh tế, năm 2008 -2010 bị ảnh hưởng bất lợi bởi khủng hoảng kinh tế toàn cầu, chính sách kinh tế vĩ mô thay đổi liên tục ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng nói chung và HBB nói riêng,

Đầu tư vào Vinashin là rủi ro đáng tiếc nhất của HBB khi đầu tư vào vận tải, đóng tàu và sản xuất vật liệu – những ngành chiu tác động lớn bởi chu kỳ suy thoái.

Hệ thống kiểm tra, kiểm soát nội bộ của HBB cũng đã không lường trước và đánh giá đúng về những rủi ro tiềm ẩn.

NHNN đã theo dõi sát HBB để đảm bảo sự an toàn của hệ thống NH cũng như người gửi tiền tại HBB nên đưa HBB vào diện đầu tiên trong nhóm tái cơ cấu.

HBB có 60 chi nhánh, ước tính chi phí thay đổi thương hiệu biển hiệu các chi nhánh này ntn?

Quá trình sáp nhập vai trò của NHNN đã làm những gì để hỗ trợ các ngân hàng hồi phục nhanh chóng?

Xử lý khoản thua lỗ HBB ngay trong năm nay, quá trình này đến đâu?

Khoản nợ của Thủy sản Bình an, việc xử lý đã xong chưa?

Phương Mai


phuongmai

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên