MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân hàng Quốc Dân – 1 năm sau tái cấu trúc

10-06-2014 - 08:00 AM | Tài chính - ngân hàng

Năm 2011, Ngân hàng Nhà nước (NHNN) công bố danh sách 09 tổ chức tín dụng yếu kém Và để vực dậy các tổ chức tín dụng này thì tái cấu trúc là hướng đi được xem là tất yếu!

Trong xu hướng tái cấu trúc để phát triển, nhưng có phần “đặc biệt hơn”  đó là Ngân hàng TMCP Quốc Dân - NCB (tức là Ngân hàng Nam Việt - Navibank cũ), khi NCB đã được NHNN chấp thuận đề án tái cấu trúc bằng nguồn lực của chính mình.

Đối với Ngân hàng TMCP Quốc Dân - NCB, tái cấu trúc là cơ hội để NCB thay đổi và giành lại chỗ đứng, khẳng định vị thế của mình tại thị trường tài chính – ngân hàng Việt Nam.
 
Bước rẽ ngoạn mục
 
Khi nền kinh tế Việt nam khủng hoảng, Ngân hàng Nam Việt nhanh chóng rơi vào tình trạng khó khăn và chỉ có việc tái cấu trúc mới giúp Ngân hàng thực sự thay đổi và tiếp tục phát triển. Do vậy, Ngân hàng Nam Việt đã đề xuất với NHNN cho phép tự tái cấu trúc dựa trên các nguồn lực sẵn có. 
 
Quyết định tự tái cơ cấu của Ngân hàng Nam Việt là quyết định táo bạo, tất yếu và rất khó khăn. Với sự tham gia của các cổ đông mới và các cán bộ quản lý, điều hành mới là những người có nhiều kinh nghiệm về quản trị ngân hàng cùng với sự quan tâm chỉ đạo sát sao của NHNN, hoạt động tái cấu trúc đã giúp Ngân hàng Nam Việt dần đi vào quỹ đạo ổn định.
 
Đầu năm 2014, Ngân hàng TMCP Nam Việt đã quyết định đổi tên thành Ngân hàng TMCP Quốc Dân (NCB) cùng với hệ thống nhận diện mới trẻ trung, gần gũi và hiện đại với một chiến lược đột phá táo bạo đầy tham vọng.
 
Chuyển mình thành công/Thay đổi tích cực
 
Từ khi được NHNN phê duyệt thực hiện Đề án tự tái cấu trúc tháng 6/2013 đến cuối năm 2013, NCB đã đạt được một số kết quả đáng ghi nhận. Mặc dù chưa đạt chỉ tiêu kế hoạch năm 2013 nhưng các chỉ tiêu tài chính của NCB đều thể hiện sự tăng trưởng tốt so với năm 2012:

-Tổng tài sản đạt 29.074 tỷ đồng, tăng 7.489 tỷ đồng (+34.70%) so với năm 2012;

-Tổng dư nợ cho vay khách hàng đạt 13.475 tỷ đồng, tăng 589 tỷ đồng (+4.58%) so với năm 2012;

-Tổng số dư tiền gửi huy động từ cá nhân và tổ chức kinh tế đạt 20.504 tỷ đồng, tăng 3.426 tỷ đồng (+20.06%) so với năm 2012;

-Lợi nhuận trước thuế cuối năm 2013 đạt 23,9 tỷ đồng, tăng 20,5 tỷ đồng (+605.52%) so với năm 2012.
 
Hoạt động năm 2013 đã cho thấy những kết quả tích cực từ việc thực hiện đề án tái cấu trúc và NCB đã nhận được Bằng Khen của Thống đốc NHNN và từ UBND thành phố Hồ Chí Minh vào ngày 27/02/2014 về việc tích cực tham gia các hoạt động kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh. 
 
Sự thay đổi quan trọng nhất của NCB có lẽ là chiến lược phát triển ngân hàng bán lẻ và ngân hàng kinh doanh tập trung vào khách hàng cá nhân, SME, khách hàng lớn có chọn lọc với triết lý lấy khách hàng làm trung tâm, coi chất lượng dịch vụ khách hàng là yếu tố hàng đầu để cải tiến hoạt động... Bên cạnh những thành công bước đầu của quá trình tái cấu trúc, NCB cũng đang xây dựng những chiến lược cụ thể mang tính chất đột phá, có phân khúc rõ ràng và tập trung.
 
Ứng dụng công nghệ tiên tiến và hiệu quả, hệ thống Core Banking mới đã được NCB phối hợp với FPT khởi động từ ngày 26/05/2014, cho phép triển khai ứng dụng hệ thống mobile banking, internet banking để giúp khách hàng trải nghiệm một cách dễ dàng các dịch vụ của NCB, thuận tiện, an toàn và bảo mật cao.
 
Nói về chiến lược dài hạn, Bà Trần Hải Anh – Tổng Giám đốc NCB cho biết: “NCB sẽ mở rộng mạng lưới tại các địa bàn kinh tế trọng điểm: phát triển thị trường Miền Bắc, củng cố thị trường Miền Nam cũng như các địa bàn có trụ sở của NCB trong giai đoạn 2014 – 2018; Xây dựng các điểm giao dịch trở thành những trung tâm lợi nhuận của hệ thống. Sau 2018, NCB sẽ phát triển mạng lưới theo hướng chọn lọc tại Tây Bắc bộ, Nam Trung bộ và Tây Nguyên… NCB đã di chuyển Hội sở ra Hà Nội nhằm phát triển mạnh thị trường miền Bắc, tuy nhiên thị trường miền Nam vẫn giữ vai trò quan trọng số một và chiếm 65% - 70% hoạt động toàn Ngân hàng.”
 
Đến hết quý I năm 2014, NCB với chiến lược tập trung phát triển theo định hướng Ngân hàng bán lẻ, tập trung vào phân khúc kinh doanh nhà và xe, lấy khách hàng làm trung tâm và nâng tầm chất lượng dịch vụ. NCB đã đạt được những kết quả kinh doanh đầy khả quan, khẳng định sự đúng đắn trong việc quyết liệt tái cấu trúc và chuyển đổi mô hình kinh doanh.
 
Nhìn lại một năm tự tái cấu trúc, mặc dù đạt được một số kết quả đáng khích lệ, nhưng NCB vẫn còn khá nhiều mục tiêu cần đạt được và thách thức phải vượt qua trong thời gian tới
 
 
A.D
 

A.D

Trở lên trên