MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhân sự của Cty Tài chính Sông Đà sẽ thế nào sau khi sáp nhập vào MB?

05-10-2015 - 14:26 PM | Tài chính - ngân hàng

Theo đề án, ngân hàng sau sáp nhập sẽ tiếp nhận và bố trí làm việc phù hợp cho những cán bộ, nhân viên đang làm việc cho SDFC tại ngày sáp nhập, ngoại trừ các trường hợp thành viên HĐQT, BKS, TGĐ.

Theo kế hoạch, ngày 6/10/2015, Ngân hàng TMCP Quân đội (MB – MBB) sẽ tổ chức Đại hội cổ đông bất thường với nội dung chính là nhận sáp nhập Công ty Tài chính Cổ phần Sông Đà (SDFC – SDF).

Theo Đề án sáp nhập gửi tới cổ đông trước ngày diễn ra đại hội, lý do chính của việc sáp nhập là: Tuân theo định hướng của Chính phủ về tái cơ cấu các TCTD; giúp các cổ đông nhà nước của SDFC có thể triển khai thoái vốn đầu tư ngoài ngành theo định hướng của Chính phủ; Hiện thực hóa chiến lược phát triển mảng tín dụng tiêu dùng chuyên biệt, nhằm khai thác tiềm năng lớn của thị trường tài chính tiêu dùng Việt Nam; và giúp MB mở rộng hoạt động trên các lĩnh vực tiềm năng cao của thị trường tài chính.

Cũng theo đề án, MB sẽ là đại diện làm đầu mối xử lý tất cả các vấn đề liên quan đến việc sáp nhập. Sau khi sáp nhập, nếu phát hiện có những vấn đề ngoài sổ sách hoặc không được bàn giao thì lãnh đạo SDFC phải chịu trách nhiệm hoàn toàn.

Vấn đề nhân sự thường được chú ý trong tất cả các thương vụ sáp nhập hợp nhất, và ở SDFC vào MB cũng vậy. Theo đề án, ngân hàng sau sáp nhập sẽ tiếp nhận và bố trí làm việc phù hợp cho những cán bộ, nhân viên đang làm việc cho SDFC tại ngày sáp nhập, ngoại trừ các trường hợp thành viên HĐQT, BKS được bầu bởi HĐQT SDFC và Tổng giám đốc SDFC được thuê và bổ nhiệm bởi HDQT công ty này.

Kể từ ngày sáp nhập, MB sẽ cử cán bộ, nhân viên của ngân hàng này sang tham gia quản lý và điều hành mọi hoạt động của SDFC.

Còn với SDFC, thỏa thuận yêu cầu không được tăng các khoản chi trả cho người lao động, nhà thầu, nhà cung cấp dịch vụ, không đầu tư góp vốn, mua cổ phần hay chi trả cổ tức. Mọi vấn đề khác phải được sự đồng ý của MB.

SDFC cũng không được tuyển dụng hay bổ nhiệm nhân sự mới; phải kê khai đầy đủ và chính xác toàn bộ tài sản, quyền và nghĩa vụ tính đến ngày chuyển giao tài sản. Các cổ đông tổ chức của SDFC, đặc biệt là Tổng công ty Sông Đà, có trách nhiệm thực hiện các thủ tục nội bộ để ĐHCĐ của SDFC thống nhất cho SDFC nhập vào MB.

Theo lộ trình, trong tháng 10 này MB sẽ xin chấp thuận nguyên tắc của NHNN và 2 tháng cuối năm xin chấp thuận chính thức. Trong tháng 12/2015 dự kiến sẽ phát hành cổ phần thực hiện giao dịch sáp nhập và cũng sẽ hoàn tất sáp nhập trước khi 2015 kết thúc.

Về phương án chuyển đổi cổ phần, MB sẽ phát hành cổ phần bằng phương thức chào bán cổ phần để sở hữu toàn bộ cổ phần đang lưu hành của SDFC.

Số cổ phần dự kiến phát hành là 31,18 triệu cổ phần MB để đổi lấy 68,6 triệu cổ phần của SDFC tức tỷ lệ 2,2:1 (2,2 cổ phần SDFC đổi 1 cổ phần MB). Toàn bộ số cổ phần phát hành thêm này sẽ được lưu ký và niêm yết bổ sung tại Sở giao dịch chứng khoán Tp.HCM (HoSE).

SDFC gồm các cổ đông sáng lập là Tổng công ty Sông Đà (giữ gần 28% vốn); Ngân hàng Quân đội (gần 13% vốn); Tổng công ty Cp Bảo Minh (BMI – 11% vốn). Các cổ đông tổ chức nắm tổng cộng 70% vốn và còn lại là cổ đông cá nhân. Chủ tịch HĐQT hiện nay là ông Lê Quốc Minh và Tổng giám đốc là ông Đặng Anh Vinh.

MB trong khi đó có các cổ đông lớn là tổ chức nắm giữ hơn 60 vốn của ngân hàng. Sau khi nhận sáp nhập SDFC, tỷ lệ sở hữu của cổ đông lớn MB thay đổi không đáng kể, cụ thể như sau:

 

 

Tùng Lâm

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên