NHNN: Cán cân thanh toán năm 2012 ước thặng dư khoảng 8 tỷ USD
Thông tin này được Phó thống đốc Ngân hàng Nhà nước (NHNN) Đào Minh Tú khẳng định tại buổi tiệc trưa của Hội nghị ổn định tài chính khu vực Đông Á, đang diễn ra tại Hà Nội.
Theo Phó thống đốc, trong nhiều năm qua Việt Nam là nước có tỷ lệ lạm phát cao nhất châu Á, tỷ giá chịu áp lực phá giá đồng tiền, thị trường tài chính biến động với biên độ cao.
“Hệ thống ngân hàng Việt Nam đối diện với các vấn đề lớn đe dọa đến tính ổn định của toàn hệ thống về thanh khoản, sai lệch kép ở cơ cấu thời hạn và cơ cấu đồng tiền, tỷ lệ nợ xấu gia tăng” – Phó Thống đốc thừa nhận.
Đứng trước những thách thức này, NHNN đã chủ động điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng nhằm kiềm chế đà tăng của lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Với những giải pháp cụ thể sau:
Điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành ở mức hợp lý nhằm tạo hành lang lãi suất phù hợp với định hướng kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Đặt mục tiêu và kiểm soát các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng ở mức thấp so với các năm trước đây; chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng thúc đẩy dòng vốn vào khu vực sản xuất thực, kiểm soát chặt chẽ dòng vốn vào các lĩnh vực rủi ro.
Ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối để hạn chế các tác động tiêu cực của tỷ giá đối với lạm phát, cải tiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước và ổn định thị trường vàng, củng cố lòng tin vào đồng Việt Nam…
Nhờ vậy, các nguy cơ bị tổn thương đối với nền kinh tế đã bị giảm đi nhiều so với các năm trước đây. Lạm phát kiềm chế ở mức thấp (ước cả năm 2012 đạt dưới 8%); cán cân vãng lai sau khi thâm hụt liên tục trong giai đoạn 2007 – 2010 thì sang năm 2012 đã chuyển sang thặng dư lớn, giúp cán cân thanh toán thăng dư cao, ước cả năm 2012 đạt khoảng 8 tỷ USD.
NHNN mua được lượng ngoại hối lớn, tăng dự trữ ngoại hối lên mức cao nhất từ trước tới nay, qua đó củng cố tiềm lực tài chính quốc gia và uy tín của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Mặt bằng lãi suất đồng Việt Nam giảm dần về xấp xỉ mức lãi suất của năm 2007 (thời điểm trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu).
Huy động vốn vào hệ thống ngân hàng liên tục tăng, nhất là đối với tiền gửi có kỳ hạn dài, giúp ổn định thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, giảm rủi ro thanh khoản và rủi ro kỳ hạn.
Cũng theo Phó Thống đốc, mặc dù năm 2012 mức tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn so với các năm trước nhưng đã dần được cải thiện qua các quý, chất lượng tăng trưởng được chú trọng.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được nâng cao, thể hiện ở chỉ số ICOR năm 2011 giảm xuống mức 6,96 lần so với mức trên 8 lần của năm 2009, độ sâu tài chính tăng lên mạnh mẽ.
Đánh giá về tình hình thời gian tới, Phó thống đốc Tú nhận định: kinh tế thế giới có thể có nhiều diễn biến phức tạp, các nhiệm vụ trung hạn nhằm tạo lập nền tảng cho ổn định vĩ mô và tăng trưởng bền vững mới ở giai đoạn khởi động, thách thức còn ở phía trước.
“NHNN tiếp tục kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; theo đó điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng; tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng, hướng tới hoạt động an toàn, hiệu quả, vững chắc” – Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.
“Hệ thống ngân hàng Việt Nam đối diện với các vấn đề lớn đe dọa đến tính ổn định của toàn hệ thống về thanh khoản, sai lệch kép ở cơ cấu thời hạn và cơ cấu đồng tiền, tỷ lệ nợ xấu gia tăng” – Phó Thống đốc thừa nhận.
Đứng trước những thách thức này, NHNN đã chủ động điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng nhằm kiềm chế đà tăng của lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô và lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng. Với những giải pháp cụ thể sau:
Điều chỉnh tăng các mức lãi suất điều hành ở mức hợp lý nhằm tạo hành lang lãi suất phù hợp với định hướng kiểm soát tốc độ tăng trưởng tín dụng.
Đặt mục tiêu và kiểm soát các chỉ tiêu tiền tệ, tín dụng ở mức thấp so với các năm trước đây; chuyển đổi cơ cấu tín dụng theo hướng thúc đẩy dòng vốn vào khu vực sản xuất thực, kiểm soát chặt chẽ dòng vốn vào các lĩnh vực rủi ro.
Ổn định tỷ giá và thị trường ngoại hối để hạn chế các tác động tiêu cực của tỷ giá đối với lạm phát, cải tiện cán cân thanh toán quốc tế, tăng dự trữ ngoại hối Nhà nước và ổn định thị trường vàng, củng cố lòng tin vào đồng Việt Nam…
Nhờ vậy, các nguy cơ bị tổn thương đối với nền kinh tế đã bị giảm đi nhiều so với các năm trước đây. Lạm phát kiềm chế ở mức thấp (ước cả năm 2012 đạt dưới 8%); cán cân vãng lai sau khi thâm hụt liên tục trong giai đoạn 2007 – 2010 thì sang năm 2012 đã chuyển sang thặng dư lớn, giúp cán cân thanh toán thăng dư cao, ước cả năm 2012 đạt khoảng 8 tỷ USD.
NHNN mua được lượng ngoại hối lớn, tăng dự trữ ngoại hối lên mức cao nhất từ trước tới nay, qua đó củng cố tiềm lực tài chính quốc gia và uy tín của Việt Nam đối với các nhà đầu tư nước ngoài.
Mặt bằng lãi suất đồng Việt Nam giảm dần về xấp xỉ mức lãi suất của năm 2007 (thời điểm trước khi diễn ra cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu).
Huy động vốn vào hệ thống ngân hàng liên tục tăng, nhất là đối với tiền gửi có kỳ hạn dài, giúp ổn định thanh khoản cho các tổ chức tín dụng, giảm rủi ro thanh khoản và rủi ro kỳ hạn.
Cũng theo Phó Thống đốc, mặc dù năm 2012 mức tăng trưởng kinh tế đạt thấp hơn so với các năm trước nhưng đã dần được cải thiện qua các quý, chất lượng tăng trưởng được chú trọng.
Hiệu quả sử dụng vốn đầu tư được nâng cao, thể hiện ở chỉ số ICOR năm 2011 giảm xuống mức 6,96 lần so với mức trên 8 lần của năm 2009, độ sâu tài chính tăng lên mạnh mẽ.
Đánh giá về tình hình thời gian tới, Phó thống đốc Tú nhận định: kinh tế thế giới có thể có nhiều diễn biến phức tạp, các nhiệm vụ trung hạn nhằm tạo lập nền tảng cho ổn định vĩ mô và tăng trưởng bền vững mới ở giai đoạn khởi động, thách thức còn ở phía trước.
“NHNN tiếp tục kiên trì mục tiêu kiềm chế lạm phát và ổn định kinh tế vĩ mô; theo đó điều hành chính sách tiền tệ chặt chẽ, thận trọng, linh hoạt, duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ và hoạt động ngân hàng; tạo điều kiện thuận lợi để đẩy nhanh quá trình tái cấu trúc hệ thống các tổ chức tín dụng, hướng tới hoạt động an toàn, hiệu quả, vững chắc” – Phó Thống đốc Đào Minh Tú khẳng định.
Khánh Linh