MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

NHNN từng đặt mục tiêu năm 2014 có 6–7 thương vụ M&A trong ngành ngân hàng

09-12-2014 - 16:22 PM | Tài chính - ngân hàng

Thông tin này được đề cập trong Báo cáo Cập nhật tình hình kinh tế Việt Nam vừa được Ngân hàng Thế giới – World Bank phát hành.

Cụ thể, báo cáo nêu: Ngân hàng Nhà nước đặt mục tiêu 6-7 thương vụ Mua lại & Sáp nhập (M&A) trong lĩnh vực ngân hàng trong năm 2014 và giảm 50% số lượng ngân hàng thương mại trong vòng 3 năm tới. Song trong năm nay vẫn chưa có thương vụ M&A mới nào được thực hiện.

World Bank đánh giá, đối với một quốc gia có thu nhập trung bình thấp thì hệ thống tài chính của Việt Nam là lớn, với tổng tài sản lên đến 200% GDP vào năm 2011.

Trong đó, khu vực ngân hàng chi phối hệ thống tài chính, với tổng tài sản tương đương 183% GDP (bao gồm cả hai ngân hàng chính sách) và 92% tài sản của các định chế tài chính đối với một quốc gia có thu nhập trung bình thấp thì hệ thống tài chính của Việt Nam là lớn, với tổng tài sản lên đến 200% GDP vào năm 2011.

Cũng theo đánh giá World Bank, hệ thống ngân hàng Việt Nam có đặc điểm là mức độ sở hữu chéo cao giữa các ngân hàng với nhau và giữa các ngân hàng và doanh nghiệp. Mức độ sở hữu này bao gồm sở hữu các NHTMCP bởi các ngân hàng khác và bởi các tập đoàn kinh tế (gồm cả DNNN) với cấu trúc chưa hiểu rõ được.

“Cơ cấu cổ đông phức tạp đã gây ra những quan ngại sâu sắc về xung đột lợi ích và hoạt động cho vay bên có quan hệ/liên quan nhằm tài trợ cho các dự án thiếu minh bạch. Cơ cấu này cũng đã dẫn đến tình trạng phóng đại vốn do cho vay mua cổ phần lẫn nhau và đã tạo điều kiện lách các quy định an toàn như giới hạn tập trung tín dụng” – Nhóm nghiên cứu ngân hàng của WB nêu rõ.

Một số quan ngại về kết quả hoạt động của ngành ngân hàng

Theo World Bank, kết quả hoạt động của khu vực ngân hàng đã xấu đi trong những năm gần đây và có lẽ còn kém hơn so với báo cáo. ROA bình quân của tất cả các ngân hàng giảm từ 1,8% năm 2007 xuống 0,5% năm 2012, trong đó con số 0,5% có vẻ là đã bị phóng đại do chất lượng số liệu tài chính còn thấp.

Nói một cách khái quát hơn thì chất lượng số liệu tài chính thấp đã ảnh hưởng đến việc đo lường một cách chính xác hầu hết các chỉ số hiệu quả hoạt động như ROA (lợi nhuận ròng/tài sản), tỷ lệ nợ xấu và các hệ số vốn.

Yếu kém về số liệu bắt nguồn từ một số yếu tố như các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng còn chưa thỏa đáng (bao gồm cả việc phân loại các khoản nợ được tái cơ cấu), định giá tài sản thế chấp không đáng tin cậy và phân loại một số tài sản nhất định là thanh khoản cần đặt dấu hỏi.

Thêm vào đó, còn có những quan ngại về việc xác định giá trị các tài sản phi tín dụng lớn trên bảng cân đối của các ngân hàng, đặc biệt là xác định chưa đầy đủ các khoản đầu tư (một số khoản liên quan đến các nghiệp vụ nhằm báo cáo thấp nợ xấu) và thiếu minh bạch khi báo cáo về các hạng mục khác như các khoản phải thu. Và do tình trạng sở hữu chéo phổ biến nên hoạt động cho vay góp vốn mua cổ phần lẫn nhau cũng là nội dung cần lưu ý.


Khánh Nhi

hanhle

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên