MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

PVN sẽ thoái hết hơn 5.000 tỷ đồng tại 2 ngân hàng sau 2015

09-10-2014 - 21:34 PM | Tài chính - ngân hàng

PVN hiện nắm 52% cổ phần tại PVcomBank, tương đương với hơn 4.600 tỷ đồng. Tại Ocean Bank, PVN nắm 20% vốn, tương đương khoảng 800 tỷ đồng.

Báo cáo tình hình thoái vốn tích cực đầu tư ra ngoài ngành của các Tập đoàn, doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương 9 tháng 2014 không có tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Cũng theo báo cáo, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mới thoái vốn khỏi 1 đơn vị là Công ty Công nghiệp Lai Vu được chuyển giao cho tỉnh Hải Dương theo đúng giá trị mà Tập đoàn đã đầu tư.

Trả lời về việc chậm trễ trong việc thoái vốn, tại cuộc họp báo ngày 8/10, ông Lê Minh Hồng- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, hiện nay PVN còn vốn đầu tư tại 11 doanh nghiệp và cần phải thoái vốn.

Tuy nhiên, ông Hồng cũng cho biết, tỷ lệ vốn phải thoái khỏi 11 doanh nghiệp trên là không nhiều. Vốn phải thoái chủ yếu nằm ở hai ngân hàng Pvcombank và Ocean Bank.

“Chúng tôi đã có phương án thoái vốn khỏi 2 ngân hàng này. Tuy nhiên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đối với Ocean Bank, PVN phải chờ và làm theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Riêng với ngân hàng Pvcombank thì Chính phủ cho phép tập đoàn hỗ trợ tối đa để ngân hàng này phát triển một cách có hiệu quả. Sau đó sẽ cổ phần hóa để rút vốn theo đúng lộ trình sau 31/12/2015. Như vậy, dự kiến hết năm 2015, sẽ thoái hết vốn đầu tư tại 2 ngân hàng này khoảng 5000 tỉ đồng”, ông Hồng cho biết.

Lãnh đạo PVN cũng cho biết, theo chỉ đạo của Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí sau khi tái cấu trúc xong chỉ giữ lại Công ty mẹ và Tổng Công ty tìm kiếm khai thác dầu khí là 100% vốn của Nhà nước.

Các tổng công ty còn lại hầu hết đã được cổ phần hóa, còn 5 đơn vị chưa cổ phần hóa xong. Trong đó, tập đoàn đang xúc tiến để hoàn thành cổ phần hóa 4 đơn vị gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phân bón Cà Mau, Tổng công ty Dầu, Tổng công ty Điện lực dầu khí, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn trong năm 2014 và 2015.

Riêng đối với Công ty Công nghiệp đóng tàu Dung Quất, theo ông Lê Minh Hồng: “Đây là doanh nghiệp được Tập đoàn tiếp quản từ Vinashine, hiện không đủ điều kiện cổ phần hóa do thua lỗ , vốn nhà nước gần như mất hết. PVN dự kiến sẽ chuyển sang công ty cổ phần sau năm 2015”.

PVN cũng đã phê duyệt phương án tái cấu trúc 18 đơn vị thành viên và hiện đang triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng theo phương án tái cấu trúc Chính phủ đã phê duyệt.

Báo cáo tình hình thoái vốn tích cực đầu tư ra ngoài ngành của các Tập đoàn, doanh nghiệp thuộc Bộ Công Thương 9 tháng 2014 không có tên Tập đoàn Dầu khí Việt Nam.

Cũng theo báo cáo, Tập đoàn Dầu khí Việt Nam mới thoái vốn khỏi 1 đơn vị là Công ty Công nghiệp Lai Vu được chuyển giao cho tỉnh Hải Dương theo đúng giá trị mà Tập đoàn đã đầu tư.

Trả lời về việc chậm trễ trong việc thoái vốn, tại cuộc họp báo ngày 8/10, ông Lê Minh Hồng- Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) cho biết, hiện nay PVN còn vốn đầu tư tại 11 doanh nghiệp và cần phải thoái vốn.

Tuy nhiên, ông Hồng cũng cho biết, tỷ lệ vốn phải thoái khỏi 11 doanh nghiệp trên là không nhiều. Vốn phải thoái chủ yếu nằm ở hai ngân hàng Pvcombank và Ocean Bank.

“Chúng tôi đã có phương án thoái vốn khỏi 2 ngân hàng này. Tuy nhiên theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, đối với Ocean Bank, PVN phải chờ và làm theo chỉ đạo của Ngân hàng Nhà nước. Riêng với ngân hàng Pvcombank thì Chính phủ cho phép tập đoàn hỗ trợ tối đa để ngân hàng này phát triển một cách có hiệu quả. Sau đó sẽ cổ phần hóa để rút vốn theo đúng lộ trình sau 31/12/2015. Như vậy, dự kiến hết năm 2015, sẽ thoái hết vốn đầu tư tại 2 ngân hàng này khoảng 5000 tỉ đồng”, ông Hồng cho biết.

Lãnh đạo PVN cũng cho biết, theo chỉ đạo của Chính phủ, Tập đoàn Dầu khí sau khi tái cấu trúc xong chỉ giữ lại Công ty mẹ và Tổng Công ty tìm kiếm khai thác dầu khí là 100% vốn của Nhà nước.

Các tổng công ty còn lại hầu hết đã được cổ phần hóa, còn 5 đơn vị chưa cổ phần hóa xong. Trong đó, tập đoàn đang xúc tiến để hoàn thành cổ phần hóa 4 đơn vị gồm Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên phân bón Cà Mau, Tổng công ty Dầu, Tổng công ty Điện lực dầu khí, Công ty Lọc hóa dầu Bình Sơn trong năm 2014 và 2015.

Riêng đối với Công ty Công nghiệp đóng tàu Dung Quất, theo ông Lê Minh Hồng: “Đây là doanh nghiệp được Tập đoàn tiếp quản từ Vinashine, hiện không đủ điều kiện cổ phần hóa do thua lỗ , vốn nhà nước gần như mất hết. PVN dự kiến sẽ chuyển sang công ty cổ phần sau năm 2015”.

PVN cũng đã phê duyệt phương án tái cấu trúc 18 đơn vị thành viên và hiện đang triển khai thực hiện nghiêm túc, đúng theo phương án tái cấu trúc Chính phủ đã phê duyệt.

>>>Năm 2015, DNNN phải thoái vốn ngoài ngành trên 16 nghìn tỷ đồng


Theo Đ.Khanh

hangnt

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên