MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Sẽ có phương án giải quyết nợ xấu của DN bất động sản

12-06-2013 - 08:39 AM | Tài chính - ngân hàng

Ngân hàng Nhà nước sẽ thành lập Công ty quản lý nợ, nhằm thu hồi tiền khó đòi của các doanh nghiệp bất động sản.

Trong những năm gần đây, thị trường bất động sản trở nên “đóng băng” khiến doanh nghiệp phải nợ tiền ngân hàng và dẫn đến nợ xấu kéo dài, gây ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế.

Để khơi thông thị trường bất động sản, Chính phủ vừa thông qua gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng chính thức áp dụng từ ngày 1/6, nhằm giúp người thu nhập thấp tiếp cận với nhà ở thông qua lãi suất vay 6%/năm và một phần hỗ trợ doanh nghiệp bất động sản giải quyết nhà ở tồn kho. Tuy nhiên, có nhiều ý kiến hoài nghi về tính khả thi của gói cứu trợ.

Nhằm giúp độc giả hiểu hơn về vấn đề trên, phóng viên VOV online có cuộc phỏng vấn ông Cao Sỹ Kiêm, nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam.

Ông Cao Sỹ Kiêm: Hiện nay, người thu nhập thấp đang gặp khó khăn trong việc tiếp cận nhà ở là vì một số thủ tục vẫn đang trong thời kỳ hướng dẫn, chưa hoàn tất. Một số ngân hàng báo cáo là chưa nhận được thông tư hướng dẫn cụ thể cách thức thực hiện cho người thu nhập thấp vay tiền từ ngân hàng hội sở, ngân hàng Nhà nước và Bộ Xây dựng.

PV:Việc xây nhà cho người thu nhập thấp đã được Chính phủ phê duyệt. Tuy nhiên, tại sao người dân vẫn chưa thể tiếp cận được với sản phẩm này và cách thức “gỡ rối” để họ dễ dàng sở hữu được nhà ở xã hội như thế nào, thưa ông?

Lý do thứ hai là nguồn nhà sẵn sàng đáp ứng cho người thu nhập thấp rất ít. Những nhà đã có nhưng cần phải cải tạo thì đang thiếu nguồn tiền nâng cấp theo giá thành thực tế. Còn những nhà đang xây thì phải ít nhất là 2 năm nữa mới hoàn thiện.

Nguyên nhân thứ 3 khiến người thu nhập thấp chưa tiếp cận được với nhà ở xã hội còn do sự chưa thống nhất giữa Bộ Xây dựng, ngân hàng Nhà nước và một số ngân hàng thương mại khi xác nhận nguồn tiền, cách thức chi trả của người dân khi mua nhà.

Chắc chắn, những sự bất cập trên sẽ phải giải quyết khi đưa nhà ở xã hội vào thị trường để bán cho người thu nhập thấp. Còn nếu không giải quyết được những ách tắc trên thì người dân sẽ khó tiếp cận được với sản phẩm.

PV: Thưa ông, người thu nhập thấp thì không có nhà ở còn thị trường bất động sản đang “đóng băng”. Vậy gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng liệu có cứu được các doanh nghiệp bất động sản hay không?

Ông Cao Sỹ Kiêm: Gói cứu trợ này chỉ là 1 kênh để hỗ trợ cho các doanh nghiệp bất động sản vượt qua khó khăn chứ không thể “cứu” được họ. Thống kê bất động sản đang tồn kho hiện nay phải lên tới vài trăm nghìn tỷ đồng, còn gói cứu trợ này chỉ có 30.000 tỷ đồng sẽ chẳng thấm vào đâu.

Theo tôi, gói cứu trợ 30.000 tỷ đồng chỉ cứu được doanh nghiệp có nhà cửa, tài sản thế chấp vay ngân hàng tiền để xây dựng cái khác nhằm quay vòng nguồn nhà của mình. Còn nói gói cứu trợ trên sẽ giải quyết cơ bản, xoay chuyển tình thế bất động sản đang đắp chiếu là điều khó khả thi.

Ông Cao Sỹ Kiêm: Hiện nay, nguồn nợ xấu của doanh nghiệp doanh nghiệp bất động sản rơi vào những loại nhà ở cao cấp, trung cấp là loại biệt thự, nhà cao tầng, với giá vài chục triệu/m2 nên đưa sang loại nhà thấp cấp là rất khó. Vì loại nhà thấp cấp là phải vài chục m2, với giá dưới 14 triệu đồng/m2.

PV:Với số lượng hàng tồn kho lớn, nhiều doanh nghiệp bất động sản không có tiền trả ngân hàng dẫn tới nợ xấu tăng lên và kéo dài, ảnh hưởng lớn tới nền kinh tế. Vậy nguyên nhân của tình trạng này là gì, thưa ông?

Còn những nhà cao cấp, trung cấp muốn trở thành nhà thấp cấp thì doanh nghiệp lại phải cần thêm nguồn vốn để cải tạo, chia nhỏ sản phẩm. Tuy nhiên, việc để cho doanh nghiệp vay thêm tiền nhằm biến nhà cap cấp, trung cấp thành nhà thấp cấp lại là vấn đề rất khó giải quyết.

PV:Như ông đề cập ở trên thì doanh nghiệp bất động sản đang gặp rất nhiều trở ngại, khó khăn và có thể dẫn đến nợ xấu kéo dài. Vậy theo ông, mấu chốt để giải quyết vấn đề này như thế nào?

Ông Cao Sỹ Kiêm:Trước tiên, doanh nghiệp bất động sản phải chủ động thực hiện tiền trả nợ ngân hàng bằng nhiều cách như giảm giá, khuyến mại, cho người mua nhà được trả nhiều năm.

Hiện nay, Ngân hàng Nhà nước đang xây dựng chính sách thành lập Công ty quan lý nợ. Nhiệm vụ của công ty này là thực hiện thu hồi nợ khó đòi của các doanh nghiệp.

Nếu doanh nghiệp không bán được hàng thì bắt buộc Công ty quản lý nợ của Ngân hàng Nhà nước phải thu hồi bất động sản cùa doanh nghiệp. Sau đó, công ty quản lý nợ sẽ phải huy động các nhà đầu tư ở trong và ngoài nước mua với giá mà doanh nghiệp bất động sản phải chấp nhận bán lỗ. Cách thức thực hiện như thế này sẽ giải quyết được nợ xấu khó đòi của ác doanh nghiệp bất động sản.

PV:Xin cảm ơn ông!.

Theo Bích Lan

hangnt

VOV

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên