Thị trường trái phiếu Việt Nam "rất khác" các nước trong khu vực
Đây là nhận định của ông Kiyoshi Nishimuara, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư và đảm bảo tín dụng (CAIF) tại Diễn đàn đầu tư toàn cầu diễn ra ngày hôm nay.
- 30-09-2015Năm 2015: Mục tiêu phát hành trái phiếu đang là một thách thức
- 30-09-2015Trích lập DPRR tiếp tục bào mòn lợi nhuận ngân hàng
- 30-09-2015Thanh khoản chặn đà tăng, 125 mã tăng điểm kéo VnIndex tăng 1,45 điểm
Tại Diễn đàn đầu tư toàn cầu diễn ra hôm nay (30/9), chủ đề phát triển các thị trường vốn, ông Nguyễn Thành Long, Phó chủ tịch UBCKNNN cho biết thị trường chứng khoán 15 năm trở lại đây, quy mô thị trường cổ phiếu và trái phiếu chiếm 55% GDP. Trong đó, trái ngược trái phiếu doanh nghiệp (TPDN), trái phiếu Chính phủ (TPCP) 2-3 năm trở lại đây tăng trưởng tốt nhất, hiện tại dư nợ trên 20% GDP.
Sau 15 năm, thị trường chứng khoán huy động 1,8 triệu tỷ VND, cùng vốn ngân hàng, thị trường chứng khoán đã đáp ứng 23-25% tổng nhu cầu vốn toàn xã hội. Trong số gần 1,6 triệu tài khoản, NĐTNN chỉ chiếm 1% nhưng tổng giá trị danh mục của nhà đầu tư nước ngoài trên 15 tỷ USD, chiếm 1/4 vốn hóa. NĐTNN đã tạo ra vốn cho thị trường và thanh khoản chiếm 20% tổng khối lượng giao dịch.
Ông nhận xét thêm NĐTNN tạo sức ép cho doanh nghiệp trong nước cải thiện quản trị công ty, chuẩn mực công bố thông tin. Với vai trò của NĐTNN, gần đây Chính phủ quan tâm đến NĐTNN và ban hành nhiều chính sách quan trọng trong đó ban hành NĐ 60 nới room cho NĐTNN.
Đây là văn bản mang tính đột phá thể hiện kiên định của Chính phủ, đánh giá đúng vai trò của thị trường chứng khoán và NĐTNN. Trong suốt 15 năm phát triển, giá trị danh mục NĐTNN tăng đều qua các năm dù có biến động 2007-2008, dao động 2,5% và từ năm 2012 hàng năm giá trị danh mục nước ngoài tăng 20-25% và tăng đều qua các năm. Điều đó cho thấy tiềm năng thị trường và nhìn nhận dài hạn của NĐTNN với thị trường chứng khoán Việt Nam.
Ông Kiyoshi Nishimuara, Tổng giám đốc Quỹ đầu tư và đảm bảo tín dụng (CAIF) nhận định tình hình thị trường TPDN tại Việt Nam rất khác so với các quốc gia ASEAN lớn khác.
Thị trường họ đã phát triển nhanh 10-12%/năm, trong khi đó, tại Việt Nam thị trường này lại phát triển chậm thậm chí thu hẹp lại.
Ở ASEAN, thị trường lớn nhất là Malyasia, quy mô thị trường TPDN đạt 120 tỷ USD tính tại thời điểm giữa năm nay, thì ở Việt Nam, thị trường này chỉ khoảng 12.000 tỷ đồng VND. Rõ ràng quy mô Malaysia đã gấp hơn 200 lần Việt Nam. Tính theo GDP, thị trường Malaysia tương đương 40%, còn Việt Nam là 0,3% GDP.
Ông đưa ra vấn đề: Tại sao chúng ta lại thiếu thị trường TPDN dù đây cũng là nguồn cung cấp tài chính cho công ty với lãi suất phù hợp dù các công ty có thể vay ngân hàng nhưng ngân hàng cho vay nhưng kỳ hạn hạn chế...? Trong khi đó với thị trường trái phiếu, kỳ hạn dài hơn, lãi suất cố định.
“Chúng ta đang cùng nhau chuyển sang thời kỳ không còn dễ kiếm tiền nữa. Chúng ta cần cân nhắc lãi suất trong tương lai và đây cũng chính là yếu tố quan trọng khi nhà đầu tư ra quyết định đầu tư. Việt Nam còn nhiều dư địa cải thiện thị trường TPDN. Tôi rất muốn phát triển thị trường này”, ông Kiyoshi Nishimuara bày tỏ quan điểm.
Bà Nguyễn Thị Hồng, Phó Thống đốc NHNN cho rằng thị trường trái phiếu, chứng khoán tại Việt Nam rất nhỏ mà hệ thống ngân hàng đang chịu gánh nặng nguồn vốn và thách thức trong việc cân đối vốn ngắn hạn và cung dài hạn.
“Sự phát triển thị trường vốn trong tương lai là cần thiết. NHNN đã nhiều lần khuyến nghị phát triển thị trường vốn để ngân hàng chỉ cung vốn ngắn hạn là chủ yếu”, bà Hồng phát biểu.