MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

8 kịch bản có thể xảy ra nếu Mỹ bị đánh tụt hạng tín nhiệm

28-07-2011 - 15:18 PM | Tài chính quốc tế

Kịch bản đáng chú ý nhất: Fed có thể sẽ phải đứng ra giải cứu và hỗ trợ cho hàng loạt các đối tượng để ngăn khủng hoảng lan rộng.

Trái phiếu chính phủ Trung Quốc sẽ được mua mạnh?

Bạn có thể cho rằng trái phiếu chính phủ Trung Quốc sẽ cũng như trái phiếu chính phủ Đức, tuy nhiên mọi chuyện không chắc chắn như vậy.

Dù trái phiếu chính phủ Đức và Trung Quốc có một số điểm tương đồng như mức độ an toàn giới hạn nhất định và nguồn cung hạn chế. Trung Quốc hiện đang nắm giữ nhiều nhất trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ.

Tuy nhiên nếu không mua trái phiếu chính phủ Mỹ nữa, cũng có thể xem xét đến trái phiếu chính phủ Trung Quốc.

Các quỹ trên thị trường tiền tệ: NAV dưới 1USD

Có thể khi giá trị của trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ sụt giảm, NAV của một số quỹ trên thị trường tiền tệ có thể xuống dưới mức 1USD. Một số nhà đầu tư căng thẳng có thể sẽ rút tiền mặt đặc biệt nếu họ cần trong ngắn hạn.

Thế nhưng nhà đầu tư nào không quá gấp rút cần thanh khoản nên khôn ngoan chờ qua cơn bão bởi nhiều khả năng NAV sẽ không dưới mức 1USD trong dài hạn.

Các tổ chức tài chính bị hạ xếp hạng tín nhiệm


Gần như chắc chắn các ngân hàng có quy mô lớn, quá lớn để sụp đổ sẽ bị hạ xếp hạng tín dụng nếu xếp hạng nợ của Mỹ bị điều chỉnh giảm. Nhóm ngân hàng này hiện đang hưởng xếp hạng tín dụng cao hơn so với thực tế bởi thị trường đặt niềm tin rằng họ sẽ được chính phủ giải cứu nếu họ gặp rắc rối. Nếu nợ của Mỹ trở nên nguy hiểm, tình trạng tương tự sẽ được áp dụng với các ngân hàng được chính phủ Mỹ bảo trợ.

Các ngân hàng đua nhau tăng vốn?

Một số chuyên gia phân tích cho rằng khi Mỹ bị hạ xếp hạng nợ, các ngân hàng sẽ buộc phải huy động thêm hàng trăm tỷ USD tiền vốn. Phân tích như sau:

Khi nắm giữ trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ vốn được coi như tài sản không rủi ro, các ngân hàng không cần phải có vốn đảm bảo

Mỹ mất xếp hạng tín dụng cao nhất, trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ không còn hoàn toàn an toàn nữa, các ngân hàng sẽ phải dự trữ vốn cho nhóm tài sản này.

Các ngân hàng sẽ phải đua nhau huy động thêm vốn.

Dù vậy chưa chắc chắn điều này sẽ xảy ra.

Các nhà điều tiết tại Fed có thể đồng ý không buộc các ngân hàng nắm giữ thêm vốn.

Làn sóng bán tháo trên nhiều thị trường chứng khoán dâng cao

Khi Mỹ bị hạ xếp hạng tín dụng, nhà đầu tư có thể bán tháo các trái phiếu, cổ phiếu có đội rủi ro cao nhất. Nhóm nhà đầu tư phát hiện ra rằng danh mục trái phiếu Bộ Tài chính với xếp hạng AAA đang rủi ro hơn xét về mặt kỹ thuật sẽ có thể quyết định cân bằng lại danh mục để cảm thấy bớt nguy hiểm hơn.

Cách tốt nhất để làm được điều này chính là bán đi một số cổ phiếu và trái phiếu rủi ro nhất. Bởi chắc chắn nhà đầu tư sẽ không bán tài sản an toàn hơn, họ sẽ bán cái nguy hiểm nhất.

Giá trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng mạnh?

Có lẽ kết quả đáng ngạc nhiên nhất sau khi bị hạ xếp hạng tín dụng chính là việc giá trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ tăng.

Nhà đầu tư sau khi bán đi tài sản rủi ro cao sẽ cần phải tìm nơi đầu tư, và trái phiếu sẽ hưởng lợi.

Quy tắc nhà đầu tư mua mạnh trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ khi cần tìm đến tài sản thanh khoản tốt và an toàn vẫn có thể được áp dụng.

Fed sẽ phải giải cứu?

Fed có nhiệm vụ lớn: ổn định giá cả và đảm bảo việc làm. Bất kỳ điều gì đe dọa đến sự ổn định của thị trường nhiều khả năng sẽ khiến Fed phải hành động.

Fed có thể sẽ:

Tuyên bố rõ ràng rằng Fed sẽ tiếp tục chấp nhận trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ như đảm bảo cho mọi giao dịch, trong đó bao gồm cả chương trình cho vay khẩn cấp.

Mở rộng bảng cân đối kế toán thêm nữa và mua trái phiếu từ bất kỳ bên nào đã buộc phải bán nó.

Bán trái phiếu Bộ Tài chính Mỹ nếu thị trường phản ứng bằng cách chạy đua mua trái phiếu.

Hỗ trợ các ngân hàng: Như đã giải thích trên đây, nhiều khả năng các nhà điều tiết ngành ngân hàng sẽ không buộc các ngân hàng phải nắm giữ thêm vốn. Sau cùng, họ cũng sẽ tránh các quyết định liên quan đến xếp hạng nói chung.

Chính phủ Mỹ đứng ra hỗ trợ?

Bộ Tài chính Mỹ và Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) có thể đứng ra ngăn chặn bất kỳ hiện tượng hay cứu tổ chức nào mà họ coi như đang trong tình trạng căng thẳng, ví như quỹ trên thị trường tiền tệ, nợ tại các ngân hàng và nghĩa vụ bảo hiểm.

Luận điểm thông thường về rủi ro đạo đức không còn được áp dụng nữa bởi chính phủ muốn kiểu rủi ro đạo đức khuyến khích mua nợ của họ.

Hãy nhìn vào Nhật

Năm 2002, S&P hạ xếp hạng tín dụng của Nhật. Nhiều nhà đầu tư cho rằng điều này sẽ đồng nghĩa với việc giá trái phiếu Nhật hạ và lợi suất sẽ tăng. Lợi suất có tăng một chút nhưng không giống như các chuyên gia bi quan nhận định.

Việc đầu cơ chống lại trái phiếu Nhật chẳng khác nào hành động hủy diệt bởi nó sẽ có hại cho rất nhiều người.

Chúng ta sẽ không thật sự biết rõ điều gì sẽ xảy ra

Điều quan trọng nhất cần nhớ đó là cần tỉnh táo khi một ai đó nói với bạn rằng họ chắc chắn điều gì sẽ xảy ra nếu Mỹ mất xếp hạng tín dụng cao nhất.

Nhà đầu tư cần thận trọng để tự bảo vệ chính mình khỏi những tình huống bất ngờ. Điều duy nhất chúng ta chắc chắn đó là sẽ có rất nhiều yếu tố gây ngạc nhiên.

Ngọc Diệp
Theo CNBC

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên