Ảnh hưởng của gói cải cách mới đối với nền kinh tế Hy Lạp thế nào?
Quốc hội Hy Lạp thông qua dự luật về gói cải cách thứ hai nhằm tiếp cận gói cứu trợ quốc tế. Gói cải cách mới này ảnh hưởng đến kinh tế Hy Lạp thế nào?
- 25-07-2015Người giàu Hy Lạp cũng chùn tay vì khủng hoảng
- 23-07-2015Hàng ngàn dân Hy Lạp lại biểu tình phản đối gói nợ mới
- 22-07-2015Khủng hoảng Hy Lạp: Bài học từ châu Á
- 21-07-2015Hy Lạp mở cửa ngân hàng, túi tiền dân teo tóp
- 20-07-2015“Kịch bản B” cho Hy Lạp nằm trong két sắt bí mật tại Brussels
Ngày 23/7 vừa qua, Quốc hội Hy Lạp đã thông qua dự luật về gói cải cách thứ hai nhằm tiếp cận gói cứu trợ quốc tế cho nước này. Dự luật trên bao gồm những thay đổi về hệ thống luật dân sự, chương trình bảo vệ tiền gửi ngân hàng, các biện pháp nâng cao tính thanh khoản của các ngân hàng Hy Lạp.
Trước đó từ ngày 20/7, trong một động thái được cho là bước đi đầu tiên để thực hiện thỏa thuận đổi cải cách khắc khổ lấy cứu trợ, Hy Lạp bắt đầu áp dụng tăng thuế giá trị gia tăng (VAT) đối với một loạt hàng hóa và các dịch vụ.
Đối với các mặt hàng như năng lượng, nước uống, những loại thực phẩm chủ lực, đặc biệt là các sản phẩm tươi sống sẽ áp mức thuế VAT 13%. Các sản phẩm không thuộc loại hàng mau hỏng bị áp thuế ở mức 23%. Mức thuế tối đa này cũng áp dụng cho các dịch vụ giao thông công cộng, taxi, nhà hàng và các các dịch vụ khác.
Ngoài ra, Chính phủ Hy Lạp cũng sẽ từng bước loại bỏ những ưu đãi về thuế VAT đối với các đảo ở nước này. Kế hoạch tăng thuế VAT sẽ tác động trước tiên tới các tầng lớp trung lưu và bình dân tại Hy Lạp. Theo ước tính, tăng thuế sẽ mang lại cho ngân sách Hy Lạp khoảng 800 triệu USD từ nay đến cuối năm. Tuy nhiên với người tiêu dùng Hy Lạp, đây là một tin xấu khi giá cả lương thực, thực phẩm leo thang, túi tiền ngày càng eo hẹp.
Từ đầu tuần, khi ngân hàng mở cửa trở lại, hạn mức rút tiền cho mỗi người là 420 Euro/tuần. Với đa số người dân thì khoản tiền này có thể đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng cơ bản, tuy nhiên cũng gây ra khá nhiều phiền toái đặc biệt ở tầm vĩ mô, tác động từ các biện pháp quản lý vốn còn lớn hơn. Du lịch và canh tác nông nghiệp là hai trong số các ngành kinh tế mũi nhọn tại "xứ sở thần thoại" nhưng giờ đây, ngay cả hai đầu tàu kinh tế này cũng phải chật vật xoay xở trong cơn bão suy thoái.
Các biện pháp cải cách khác khổ chưa dừng lại ở đây, Hy Lạp sẽ còn phải thông qua ít nhất một gói cải cách nữa về vấn đề tăng tuổi nghỉ hưu và tăng thuế đối với nông dân vào giữa tháng 8 tới. Đây là hai vấn đề sẽ gây ra làn sóng phản ứng mạnh mẽ từ dư luận. Nhiều ý kiến hoài nghi rằng, ngay cả khi chấp nhận các điều khoản cải cách và được giải ngân khoản cứu trợ 86 tỷ Euro thì kinh tế Hy Lạp vẫn còn nằm sâu trong vòng xoáy khủng hoảng.