MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Các công ty đa quốc gia, cứu cánh của kinh tế Mỹ?(Kỳ 1)

04-03-2008 - 17:25 PM | Tài chính quốc tế

Họ tích cực, sáng tạo, và giàu có, nhưng điều đó không có nghĩa họ sẽ cứu vãn được kinh tế Mỹ.

Tại New York, mới đây Hãng sản xuất cáp quang Corning đã động thổ xây dựng phòng nghiên cứu trị giá 300 triệu USD. Với doanh thu khổng lồ từ nước ngoài, hãng cáp quan khổng lồ đang nỗ lực phát triển sản phẩm trong nước.

Đây là tin vui đối người dân Steuben. Kể từ năm 2005, cư dân của Hạt đã chứng kiến tỷ lệ thất nghiệp giảm hẳn so với những Hạt láng giềng, điều đó phần nào nhờ cam kết của Corning với khu vực này và hoạt động của Corning trên toàn thế giới.

Người Mỹ sẽ thực sự cần thêm nhiều Corning- những công ty toàn cầu sẵn lòng đầu tư vào Mỹ - để giảm nhẹ nỗi đau của suy thoái kinh tế. Những công ty đa quốc gia hàng đầu với nhiều lợi thế: Họ có nhiều tiền và lợi nhuận khổng lồ từ những hoạt động kinh doanh tại nước ngoài.

Họ hoạt động tích cực và hiệu quả, sáng tạo hơn những công ty nội địa. Và không giống như những người tiêu dùng, nhà băng, hay những công ty nhỏ, những đế chế đa quốc gia không sức ép của việc thắt chặt tín dụng.

Thực tế là, 150 công ty đa quốc gia phi tài chính hàng đầu của Mỹ như HP, Pfizer, eBay hay Sara Lee đã đã có hơn 500 tỷ USD tiền mặt và đầu tư ngắn hạn vào cuối năm 2007. Một số những công ty toàn cầu đang mở rộng hoạt động tại Mỹ như Toyota và Siemens cũng tương tự. Trong khi ngược lại, những doanh nghiệp nội địa nhỏ hơn lại có viễn cảnh không vui do lợi nhuận không khả quan và nợ ngắn hạn cùng những nguy cơ khác.

Nhưng những tập đoàn toàn cầu khổng lồ sẽ tới để giải cứu cho kinh tế Mỹ? Những gì xảy ra gần đầy đây không cho thấy như vậy. Những con số do Văn phòng phân tích kinh tế thu đập đã cho thấy kể từ năm 2000 những công ty đa quốc gia đã kéo kinh tế Mỹ đi xuống.

Từ năm 2000 đến năm 2005, những công ty đa quốc gia của Mỹ đã cắt giảm hơn 2 triệu việc làm trong nước và không có dấu hiệu gì cho thấy xu hướng này đã đảo chiều. Những công ty nước ngoài đang hoạt động tại Mỹ cũng chững lại 5 năm liên tục, giảm 500.000 việc làm do những nhà đầu tư nước ngoài cắt giảm chi phí và bán lại những công ty tại Mỹ. Toyota có thể là công ty nước ngoài thành công nhất tại Mỹ khi tạo thêm 9.000 việc làm từ năm 2000 đến năm 2007.

Trong một thời kỳ dường như tốc độ toàn cầu hóa ngày càng tăng, kinh tế Mỹ lại không trở nên dễ nhận biết trên toàn cầu ở một điểm chính: xuất khẩu, mặc dù có tăng lên trong vài năm vừa qua, tương đương 11,8% tổng sản phẩm quốc nội năm 2007, nhưng không cao hơn năm 1997. Trong khi đó, doanh thu từ những chi nhánh nước ngoài của những công ty đa quốc gia Mỹ lại tăng vọt.

Tin tốt là việc kết hợp giữa sự suy yếu của đồng USD và tăng các chi phi tại nước ngoài đang gây chú ý với những công ty đa quốc gia có khả năng sản xuất lớn để đưa sản xuất và nhân công trở lại Mỹ.

Những bước đi như vậy đang thể hiện qua việc xuất khẩu tăng lên và sự hài lòng của những công ty ngoại khi đầu tư vào Mỹ. Quả thực, đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Mỹ trong quý 3 năm 2007 đã đạt mức cao nhất kể từ năm 2000.

Nhưng vai trò không chắc chắn của những công ty đa quốc gia trong thời kỳ suy thoái khiến nhiệm vụ của chủ tịch Cục dự trữ liên bang (Fed) Ben S.Bernanke trở nên khó khăn hơn rất nhiều. Công cụ chính – việc cắt giảm lãi suất - tỏ ra không hiệu quả với những đại gia giàu giàu có, những công ty có thể vay tiền với điều khoản hấp dẫn dấn.

Thêm nữa, những người điều hành của những công ty đa quốc gia có nhiều việc phải làm hơn là quan tâm đến lãi suất và tỷ giá ngoại tệ như: những cân nhắc về thuế, khuyến khích từ các quốc gia khác, chất lượng lao động và chiến lược hợp tác lâu dài.

Chính trị có thể cũng sớm đóng một vai trò to lớn hơn. Cuộc tranh cử tổng thống ngày càng thu hút sự quan tâm trên toàn thế giới. Barack Obama, đã lặp lại nhiều lần về việc chính sách mới sẽ mang đến những khuyến khích đối với nhưng công ty tạo ra nhiều việc làm cho nước Mỹ và những bất lợi đối với những công ty không làm như vậy.

Các công ty đa quốc gia trong thập kỷ vừa qua luôn là những con bài tự do trong ván bài kinh tế. Quay trở lại năm 1997, 4 năm sau hành trình của Thỏa thuận thương mại tự do Bắc Mỹ, những chuyên gia kinh tế tại Cục thông kê lao động (BLS) đã đưa ra những dự án về mức tăng trưởng việc làm trong 10 năm tới. Với quan điểm lạc quan, họ cho rằng xuất khẩu sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới – sẽ có một cuộc bùng nổ đem lại một số lượng việc làm lớn cho người Mỹ.

Nhưng cũng như hầu hết mọi người, các chuyên gia của BLS đã quên mất một thay đổi chiến lược không được mong đợi tại những công ty lớn gấy ảnh hưởng tới xuất khẩu. Thay vì mở rộng hoạt động tại Mỹ để bán hàng ra toàn cầu, những công ty khổng lồ của Mỹ như GE, IBM và United Technologies (UTX) đã chuyển hoạt động ra nước ngoài, mở rộng sản xuất tại châu Á và Châu Âu và trở thành những tập đoàn toàn cầu với lực lượng lao động quốc tế. Kết quả là: mức tưng trưởng xuất khẩu của Mỹ giảm 50% so với mức dự báo của BLS. Sự bùng nổ việc làm như dự báo đã không bao giờ xảy ra.

Trên thực tế, những công ty đa quốc gia của Mỹ đã tách ra khỏi nền kinh tế Mỹ vào thập kỷ trước. Họ vẫn có trụ sở đặt tại Mỹ, vẫn niêm yết tại sàn giao dịch chứng khoán ở Mỹ, và hầu hết những cổ đông vẫn là người Mỹ. Nhưng họ lại mở rộng sản xuất chủ yếu tại nước ngoài.

Emerson Electric (EMR) là một ví dụ, doanh thu quốc tế của công ty này đã tăng gấp đôi lên 11,6 tỷ USD trong vòng 10 năm, kể từ năm 1997 đến năm 2007. Nhưng xuất khẩu từ Mỹ chỉ tăng 20%, đạt 1,3 tỷ USD. Còn tại UTX, một trong số 20 dẫn đầu về doanh thu hàng đầu từ nước ngoài, doanh thu xuất khẩu tăng 62%, đạt 6,2 tỷ USD. Nhưng tổng doanh thu bên ngoài nước Mỹ lại tăng từ 13 tỷ USD lên 34 tỷ USD.

Cá nhà quản lý rất rõ ràng về chiến lược của họ. Ông Ronald A.Rittenmeyer, chủ tịch HĐQT kiêm CEO của Electronic Data System (EDS), một công ty đã cho 2.400 công nhân Mỹ về hưu sớm vào năm ngoái cho biết: “Chúng tôi có những khách hàng, những người cần công việc được thực hiện ở nhiều nơi trên thế giới để phục vụ khách hàng của họ.” “Nhân công của chúng tôi cơ bản sẽ tiếp tục thay đổi với trụ sở tại những khu vực chất lượng cao, giá rẻ bên ngoài nước Mỹ. EDS hy vong sẽ có 45.000 nhân viên nước ngoài vào cuối năm 2008 với mức 14.000 vào cuối năm 2005.

Trong khi các công ty lớn mở rộng hoạt động ra phạm vi toàn cầu thì các công ty nhỏ của Mỹ chưa chiếm lĩnh được vị trí của nhà xuất khẩu. Theo dữ liệu từ Cục thống kê dân số, xuất khẩu đang chỉ đang do những công ty lớn chiếm lĩnh: trong năm 2006, những công ty có từ 500 nhân viên trở lên, chiếm 71% hàng hóa được xuất khẩu, tương tự với năm 2000.

Chỉ một số những một số nhỏ những những tập đoàn tương đối tại Mỹ thành lập đại diện toàn cầu. Khi S&P công bố xếp hạng doanh thu từ nước ngoài của 1500 công ty phi tài chính, 150 công ty đứng đầu danh sách chiếm 84% tổng số. Gần như tất cả những cái tên đều dễ được nhận ra.

Mặt khác, những công ty đa quốc gia đều hoạt động hiệu quả, trả lương cao hơn, và quản lý tốt hơn những công ty tương tự ở trong nước. Đó là điều mà mọi nền kinh tế muốn có. Ước tính những công ty đa quốc gia trả lương cao hơn những công ty nội địa trung bình 6%.

Trong một số lãnh vực, những công ty đa quốc gia không cắt giảm việc làm mạnh mẽ như những công ty nội địa có thể do những công ty này đã tiến hành những nghiên cứu và phát triển (R&D) phục vụ thị trường toàn cầu. Từ năm 2000 tới năm 2005, toàn bộ nhân công trong nghành sản xuất giảm xuống 18%. Nhưng những công ty đa quốc gia của Mỹ chỉ cắt giảm 12,5%.

Khánh Hoa
Theo Businessweek

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên