MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Cách móc túi dân hiệu quả hơn cả đánh thuế

30-03-2013 - 16:47 PM | Tài chính quốc tế

Lạm phát.

Giới lãnh đạo Châu Âu lại một lần nữa đẩy lên mức độ khủng hoảng một thứ đáng lẽ chỉ dừng ở mức kịch tính. Ấy là khi họ đồng thuận đánh thuế tiền gửi tiết kiệm ở Síp. Kế hoạch giải cứu Síp nhanh chóng biến thành một màn kịch vụng.

Qua một đêm mà thấy tiết tiết kiệm bốc hơi thì đúng là một cú sốc.

Nhưng ít ai để ý sức mua của người gửi tiền ở các nước phát triển vốn đã đang giảm mạnh vì lãi suất thực âm. Đây là một dạng của “áp chế tài chính” (financial repression), hiểu đơn giản là các cách chính phủ hướng luồng vốn vào tay mình.

Cái hay của biện pháp này là nó bào mòn sức mua của người tiết kiệm từ từ nhưng đều đặn thay vì đột ngột, và do đó không làm dân đổ ra đường phản đối.

Người Mỹ nào đầu tư vào chứng chỉ tiền gửi kỳ hạn 6 tháng sẽ kiếm được thêm 3,2% trong giai đoạn 2009-2012 (trước thuế), trong khi giá tiêu dùng tăng 6,6%. Do đó, thuế “áp chế tài chính” tronng trường hợp này vào khoảng 3,2%.

Ở Anh, dù người tiết kiệm có gửi tiền vào “tài khoản tiết kiệm cá nhân” miễn thuế (có mức giới hạn hàng năm hạn chế) thì cũng chỉ kiếm được tổng cộng 11% trong giai đoạn 2009-2012, trong khi cùng lúc đó giá tiêu dùng tăng 13,4%.

Nếu không được miễn thuế, người tiết kiệm thuộc tầng lớp trung lưu phải nộp thuế suất biên 40% sẽ chỉ kiếm được lợi tức ròng 6,6%. Theo giá thực tế, tiền tiết kiệm của họ đã giảm 6%, tức gần bằng thuế đánh vào tiền tiết kiệm ở Síp.

Thực ra người Anh và người Mỹ có thể đầu tư vào cổ phiếu (tăng mạnh kể từ 2009) hoặc bất động sản. Nhưng người ta phần lớn thường gửi tiền tiết kiệm ở ngân hàng. Và nhiều nhà đầu tư không tin tưởng vào cổ phiếu và bất động sản, do cả hai loại tài sản này đều có những đợt giảm giá rất mạnh trong thập niên vừa qua.

Người gửi tiền ở Síp cũng có thể học cách “né” đó. Từ lâu người ta đã biết các vấn đề của các ngân hàng ở Síp, và bảo hiểm tiền gửi cũng chỉ như người đi bảo hiểm mà thôi (tức chính phủ Síp, mà họ thì cũng vừa xin được cứu trợ để trả tiền bảo hiểm cho dân).

Nếu người gửi tiền ở Anh và Mỹ có đủ viễn kiến để đem tiền đầu tư sang cổ phiếu, thì người gửi tiền Síp đáng lẽ cũng nên mua cổ phiếu Đức, vàng, hoặc đơn giản là giấu tiền dưới gối. Tất cả các biện pháp đó đều sẽ giúp tránh được mọi loại thuế.

"Cái hay của biện pháp này là nó bào mòn sức mua của người tiết kiệm từ từ nhưng đều đặn thay vì đột ngột, và do đó không làm dân đổ ra đường phản đối."

Ở các nước phát triển, tổng nợ (của khu vực tài chính, người tiêu dùng, doanh nghiệp và chính phủ) cao đến mức không thể trả nổi chỉ riêng bằng tăng trưởng kinh tế.

Nợ phải được “ghi giảm” (tức vỡ nợ) hoặc dần biến mất nhờ lạm phát. Thế tức là ai đó phải chịu đau đớn, mà khủng hoảng lại luôn khó giải quyết vì chẳng ai muốn chịu đau đớn cả.

Vụ ở Síp quả thật quá vụng về. Tiền gửi chính là nợ của ngân hàng. Vì thế đánh thuế tiền gửi và dùng tiền thu được để tái cấp vốn cho ngân hàng cũng chỉ là một cách vỡ nợ vòng quanh. Dù sao thì nếu vỡ nợ trực tiếp cũng dễ gây nhiều hệ lụy khó lường.

Vì quá khôn khéo, nên “áp chế tài chính” dễ thành công hơn. Đó là cách nhiều nước dùng để giảm nợ sau thế chiến thứ hai. Họ lợi dụng việc con người không phân biệt được các con số thực tế và danh nghĩa.

Nguy cơ ở đây là rút cục người tiết kiệm cũng “khôn ra”. Thời hậu chiến các biện pháp kiểm soát vốn khiến họ không chuyển được tiền đi khắp mọi nơi. Giờ đây các hình thức kiểm soát không còn nhưng các nước phát triển đều có lãi suất cực thấp, nên người dân chẳng muốn chuyển tiền đi đâu làm gì.

Thế liệu người tiết kiệm có thay đổi cơ cấu danh mục và đầu tư nhiều vào các tài sản rủi ro hơn? Hay liệu họ có nghĩ tiết kiệm chỉ phí thời gian và giúp đỡ nền kinh tế bằng cách mạnh tay chi tiêu?

Kinh nghiệm từ thập niên 70 (lần gần đây nhất lãi suất thực âm kéo dài) là “không”.

Đến cuối thập niên 70, người Anh còn gửi nhiều tiền tiết kiệm hơn vào tài khoản ngân hàng (40% so với 33% năm 1969) và tăng tỷ lệ tiết kiệm lên so với thập niên 1960, khi lạm phát thấp hơn và lãi suất thực dương.

Minh Tuấn

tuannm

The Economist

Trở lên trên