MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Chân dung vị lãnh đạo mới của Trung Quốc

15-11-2012 - 11:42 AM | Tài chính quốc tế

Giai đoạn đầu đời của ông Tập Cận Bình khá gian khó khi cha của ông bị khai trừ khỏi đảng vào năm 1962. 17 tuổi, ông bị cử tới làng Lương Gia Hà - một vùng nông thôn ở tỉnh Thiểm Tây.

Tiểu sử

Ông Tập Cận Bình sinh ngày 1/6/1953 tại tỉnh Thiểm Tây trong một gia đình ưu tú. Cha của ông là Tập Trọng Huân - là cựu Phó Thủ tướng Trung Quốc và là người có quyền lực dưới “triều đại” Mao Trạch Đông. 
 
Do đó, những năm đầu đời của ông Tập là cuộc sống no đủ với căn nhà đầy đủ tiện nghi và có cả tài xế riêng. Ông cũng theo học tại những trường học tốt nhất trong khi hầu hết người dân Trung Quốc sống trong cảnh đói nghèo.
 
Tuy nhiên, chính vị thế này cũng khiến gia đình ông gặp phải nhiều khó khăn, đặc biệt là khi ông Tập Trọng Huân bị khai trừ khỏi đảng vào năm 1962.  Tập Cận Bình bị đưa tới làng Lương Gia Hà - một vùng nông thôn nghèo ở tỉnh Thiểm Tây năm 1969. Tuy nhiên, chính quãng đời gian khổ này đã giúp ích nhiều trong việc hình thành nhân cách của ông Tập. Sau đó, ông quay trở lại Bắc Kinh năm 22 tuổi.

Sự nghiệp

Năm 1974, ông vào đảng và theo học đại học Thanh Hoa và tốt nghiệp Cử nhân Chính trị Học viên khoa học xã hội. Ông cũng là kỹ sư hóa chất và tiến sĩ luật. 

Năm 1982, ông được cử tới tỉnh Hồ Bắc và năm 1983 được bổ nhiệm làm Bí thư huyện ủy huyện Chính Định. 

Ông đã giữ chức vụ cao ở 4 tỉnh: Thiểm Tây (trong thời kỳ cách mạng văn hóa, 1969—1975), Hồ Bắc (1982-1985), Phúc Kiến(1985-2002), và Chiết Giang (2002-2007).

Tháng 2/2000, ông phải ra trước 4 vị lãnh đạo cấp cao nhất của Ủy ban thường trực Bộ Chính trị tại thời điểm đó (bao gồm cựu Chủ tịch Giang Trạch Dân, cựu Thủ tướng Chu Dung Cơ, cựu phó Chủ tịch Hồ Cẩm Đào và trưởng ban thanh tra Đảng Ngụy Giang Tinh) để giải trình về vụ bê bối của tập đoàn Nguyên Hoa.

Năm 2002, ông trở thành bí thư tỉnh Chiết Giang. Trong thời gian lãnh đạo Chiết Giang - một trong những tỉnh có tầm ảnh hưởng mạnh nhất ở Trung Quốc và là trung tâm của các thành tựu về mặt kinh tế, ông đã tạo môi trường kinh doanh thuận lợi và duy trì tốc độ tăng trưởng trung bình 14%/năm. Nỗ lực xóa bỏ tham nhũng khiến ông trở nên nổi tiếng và thu hút được sự chú ý của các lãnh đạo cấp cao. 

Tháng 3/2007, ông được chuyển tới Thượng Hải và trở thành bí thư thành ủy. Trong thời gian ở đây, ông rất thận trọng và không hề đề cập đến bất cứ vấn đề gây nhiều tranh cãi nào. Ông cũng không hề vướng phải scandal nghiêm trọng hoặc vấp phải sự phản đối gay gắt nào. 

Đây là bước tiến quan trọng chứng tỏ ông sẽ đứng trong hàng ngũ thế hệ lãnh đạo thứ 5 của Trung Quốc. Điều này càng được củng cố khi ông lọt vào danh sách 9 thành viên của Ủy ban thường trực Bộ Chính trị tại đại hội ĐCS Trung Quốc lần thứ 17 hồi tháng 10/2007. 

Khi lên nắm quyền vào năm tới, ông sẽ thừa hưởng 1 nền kinh tế đang giảm tốc và đứng trước áp lực phải tái cấu trúc nhằm giải quyết các vấn đề xã hội như tham nhũng, tự do chính trị và khoảng cách giàu nghèo ngày càng lớn. 

Cuộc sống cá nhân 

Ông Tập Cận Bình có vợ là bà Bành Lệ Viên. Bà là 1 ca sĩ nổi tiếng, một trong những giọng nữ cao xuất sắc nhất Trung Quốc. Bà còn là đại sứ thiện chí của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) trong cuộc chiến chống lại bệnh lao và HIV và tham gia nhiều hoạt động tình nguyện. Bà Bành từng chung tay với tỷ phú Bill Gates thực hiện hoạt động tình nguyện tại Bắc Kinh. 

Hai người có một cô con gái tên là Tập Minh Trạch hiện đang theo học tại đại học Harvard.

Minh Anh

huongnt

Tổng hợp

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên