MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Châu Âu hợp tác toàn lực ngăn khủng hoảng tài chính

08-10-2008 - 07:24 AM | Tài chính quốc tế

27 nước thành viên châu Âu đã chính thức thông qua các biện pháp để thể hiện quyết tâm giải quyết khủng hoảng hiện nay của ngành ngân hàng.

Biện pháp áp dụng giống nhau song mức độ nặng nhẹ khác nhau tại từng nước.

 

Bộ trưởng Bộ Tài Chính các nước châu Âu đưa ra biện pháp chung để cứu các ngân hàng đang gặp khó khăn. Giống như Mỹ, các nhà hoạch định chính sách kinh tế châu Âu cũng tạm thời nới lỏng quy định về kế toán để giúp các ngân hàng bớt khó khăn trong hoạt động.

 

Điều này sẽ giúp ngân hàng và công ty bảo hiểm châu Âu ở trong một sân chơi bình bẳng đối với các đối tác bên Mỹ.

 

Liên minh châu Âu cho đến nay chịu khá nhiều sự chỉ trích bởi sự thiếu hợp tác để ứng phó với khủng hoảng. Họ có đồng tiền chung tuy nhiên không có chính sách tiền tệ chung.

 

Đây là lần đầu tiên 27 nước thành viên liên minh châu Âu cùng đưa ra phương hướng chung để giải quyết khủng hoảng. Quyết định này được đưa ra sau 4 ngày tranh luận cực kỳ căng thẳng.

 

Một số chính sách sẽ được áp dụng như sau:

 

Mức trần bảo hiểm tiền gửi đưa ra bởi các nước thành viên Liên minh châu Âu là 20 nghìn USD. Trong buổi họp, mức trần này đã được đề xuất tăng lên mức 100 nghìn USD.

 

Tuy nhiên với bối cảnh kinh tế chính trị khác nhau rất nhiều tại 27 nước thành viên, một số nước nhỏ đã thành công trong việc hạ mức trần này xuống 50 nghìn USD.

 

Tây Ban Nha công bố thành lập quỹ trị giá 30 tỷ USD để mua lại tài sản của ngân hàng giúp kích thích tín dụng phát triển.

 

Bộ trưởng Bộ Tài Chính các nước châu Âu cũng đưa ra một số biện pháp hỗ trợ về vốn đối với các ngân hàng bị tổn thất quá nặng nề. Đây là lần đầu tiên các nước châu Âu đưa ra biện pháp này từ khi cuộc khủng hoảng bắt đầu.

 

Kế hoạch giải cứu này cũng có quy định phạt đối với cổ đông và ban điều hành công ty, tuy nhiên không tiến hành hỗ trợ vì điều này có thể bóp nghẹt cạnh tranh trong nội bộ Liên minh châu Âu.

 

Bộ trưởng Bộ tài chính các nước châu Âu cam kết ngăn bất kỳ vụ sụp đổ ngân hàng nào giống như Lehman Brothers. Việc ngân hàng này sụp đổ là yếu tố đẩy khủng hoảng sâu hơn, căng thẳng tăng cao giữa châu Âu và Mỹ.

 

Bộ trưởng Bộ tài chính châu Âu kêu gọi Ủy ban châu Âu thay đổi quy định kế toán, nhiều quy định kế toán trước đây được cho là nguyên nhân khiến thua lỗ chứng khoán hóa đảm bảo bằng thế chấp tăng cao.

 

Quy định kế toán mới yêu cầu các ngân hàng phải công bố thua lỗ lớn ngay lập tức bởi hiện tại không có người mua loại chứng khoán trên. Ủy ban chứng khoán Mỹ cũng đã đưa ra quyết định tương tự.

 

Ngọc Diệp

Theo IHT

ngocdiep

Trở lên trên