Phố Wall khởi sắc, Dow Jones tăng hơn 600 điểm
Hai điều hỗ trợ chứng khoán Mỹ trong quá khứ là những lời lẽ của Fed và số liệu kinh tế có nhiều tiến triển đã giúp các chỉ số của phố Wall có phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ năm 2011.
- 26-08-2015[Infographic] Lý giải nguyên nhân chứng khoán Mỹ lao dốc 'ngày thứ 2 đen tối'
- 25-08-2015Những lần chứng khoán Mỹ khủng hoảng 50 năm gần đây
- 25-08-201512 kỷ lục thiết lập sau bão chứng khoán tại Mỹ
- 18-08-2015Chứng khoán Mỹ tăng mạnh nhờ nhóm xây dựng
Kết thúc phiên hôm qua, chỉ số S&P 500 tăng tới 3,9%, đóng cửa đạt 1.940,51 điểm. Chỉ số Dow Jones tăng hơn 600 điểm, tương đương 4%, lên 16.285,51 điểm. Nasdaq cũng tăng tới 4,2%, mạnh nhất kể từ tháng 8/2011. Tổng cộng có 10,7 tỷ cổ phiếu được giao dịch trong phiên, cao hơn 55% so với mức trung bình 3 tháng.
Tất cả 10 nhóm chính của S&P 500 đều tăng ít nhất 1,6%, với các nhóm tài chính, y tế và tiêu dùng không thiết yếu cùng với công nghệ tăng mạnh nhất. Nhóm công nghệ có phiên tăng điểm mạnh nhất kể từ tháng 3/2009, trong khi nhóm y tế tăng mạnh nhất 4 năm.
Các cổ phiếu công nghệ dẫn đầu đà tăng với Apple, Google và Intel tăng ít nhất 5,5%. Cổ phiếu Amazon tăng 7,4%, trong khi cổ phiếu Netflix ghi nhận mức tăng 14% trong 2 ngày. Cổ phiếu của 2 ngân hàng JPMorgan Chase và Citigroup cũng tăng hơn 4,8%.
Thị trường càng tăng điểm mạnh hơn trong những giờ giao dịch cuối, chấm dứt chuỗi 6 ngày giảm điểm sâu nhất trong 4 năm qua.
Cơn khủng hoảng ngắn hạn vừa qua trên thị trường chứng khoán toàn cầu xuất phát từ những lo ngại về tăng trưởng và đã làm giảm kỳ vọng về việc Fed sẽ nâng lãi suất vào tháng tới. Hôm qua Chủ tịch Fed New York William Dudley nói với báo giới rằng cơn hoảng loạn vừa qua làm giảm khả năng Fed nâng lãi suất vào tháng 9. Ông cũng cảnh báo nhà đầu tư nên ghi nhớ điều quan trọng rằng không nền phản ứng thái quá với những diễn biến trong ngắn hạn.
Các nhà hoạch định chính sách của Fed vẫn tập trung vào các dữ liệu kinh tế - nhân tố có thể bị ảnh hưởng bởi diễn biến của các thị trường tài chính thông qua những ảnh hưởng đến các hộ gia đình Mỹ. Báo cáo được công bố hôm qua cho thấy số đơn đặt hàng máy móc của tháng 7 tăng mạnh nhất trong hơn 1 năm, trong khi số đơn đặt hàng lâu bền tăng 2%, vượt dự báo được đưa ra trước đó.
Hơn 2.000 tỷ USD vốn hóa đã bị “thổi bay” khỏi chứng khoán Mỹ kể từ khi S&P 500 bắt đầu lao dốc, xóa tan sự yên bình của một thị trường mà gần 4 năm qua không ghi nhận phiên điều chỉnh nào. S&P 500 đã giảm 11% trong 6 phiên gần nhất, mạnh nhất kể từ khi Mỹ bị S&P tước mức xếp hạng AAA vào tháng 8/2011.