Chứng khoán Trung Quốc chưa được "cứu"
Những bình luận của Thống đốc PBOC đã không thể giúp chỉ số Shanghai Composite tăng điểm khi chỉ số này giảm 2,52%, xuống còn 3.080,420 điểm.
- 07-09-2015Điều gì bất thường khi Trung Quốc điều chỉnh giảm tăng trưởng năm 2014?
- 07-09-2015Dữ trự ngoại hối của Trung Quốc giảm mạnh vì hỗ trợ nhân dân tệ
- 07-09-2015Trung Quốc cố gắng trấn an G20
Trung Quốc đã quay trở lại. Các sàn chứng khoán chủ chốt của nước này đã mở cửa trở lại vào hôm nay sau kỳ nghỉ lễ kỷ niệm 70 năm ngày chiến thắng Phát xít và kết thúc Chiến tranh thế giới thứ hai.
Cơn hoảng loạn trên TTCK Trung Quốc đã kết thúc. Ít nhất thì đó là quan điểm mà Thống đốc NHTW Trung Quốc Chu Tiểu Xuyên đã thể hiện tại hội nghị G20 diễn ra tại Ankara vào cuối tuần trước. Ông cũng nói rằng các biện pháp can thiệp của Chính phủ đã giúp ngăn chặn rủi ro hệ thống và chặn đà rơi tự do của chứng khoán,
Những cam kết của ông Chu đã tạo ra các hiệu ứng trái chiều. Kết thúc phiên hôm nay (7/9), chứng khoán châu Á vẫn giảm trong thị trường châu Âu đã hồi phục sau tuần giảm điểm thứ 3 trong 4 tuần trở lại đây.
Chứng khoán Trung Quốc giảm điểm sau khi các nhà đầu tư trên toàn cầu quay trở lại tập trung chú ý vào nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Những bình luận của Thống đốc PBOC đã không thể giúp chỉ số Shanghai Composite tăng điểm khi chỉ số này giảm 2,52%, xuống còn 3.080,420 điểm. Thậm chí chỉ số này còn đóng cửa ở đường giao cắt nguy hiểm giữa đường biến động trung bình 50 ngày và đường trung bình động 200 ngày. Theo phân tích kỹ thuật, đây là một dấu hiệu cho thấy thị trường sẽ tiếp tục giảm điểm.
Kể từ ngày 11/8, khi Trung Quốc phá giá nhân dân tệ, Shanghai Composite đã giảm tổng cộng 22%. Còn tính từ khi lập đỉnh hôm 22/6, chỉ số này đã giảm 40%.
Giờ đây sự chú ý sẽ tập trung vào số liệu xuất nhập khẩu được công bố vào sáng mai với dự đoán kim ngạch xuất khẩu sẽ tiếp tục suy yếu.
Chứng khoán châu Á không hề có dấu hiệu ngừng rơi. Chỉ số MSCI châu Á Thái Bình Dương giảm 1%, xuống mức thấp nhất kể từ tháng 11/2012. Chỉ số này đang hướng đến tuần giảm điểm thứ 8 liên tiếp, đánh dấu chuỗi giảm dài nhất trong 23 năm. Cùng với nỗi lo về kinh tế Trung Quốc, nhà đầu tư còn phải quan tâm đến thời điểm Cục dự trữ liên bang Mỹ nâng lãi suất sau báo cáo việc làm có nhiều tín hiệu trái chiều được công bố thứ Sáu tuần trước.
Khai thác mỏ là ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất từ động thái phá giá nội tệ của Trung Quốc do nhà đầu tư lo sợ nhu cầu về các loại hàng hóa sẽ sụt girm. Trong số các cổ phiếu, Glencore là cổ phiếu “thảm” nhất với mức giảm 40% kể từ ngày 11/8. Hôm nay cổ phiếu này tăng vọt 13% sau khi thông báo kế hoạch bán tài sản và cổ phiếu để cắt giảm gánh nợ 30 tỷ USD. “Đại gia” hàng hóa này cũng ngưng trả cổ tức. Tuần trước, cổ phiếu của Glencore đã có tuần giảm mạnh nhất kể từ khi niêm yết năm 2011. Mức tăng của ngày hôm nay cũng là lớn nhất từ trước đến nay.