MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Có 67% cử tri Crimea đi bỏ phiếu sáp nhập vào Nga

16-03-2014 - 23:58 PM | Tài chính quốc tế

Theo Itar-Tass, tính đến 15 giờ theo giờ địa phương, hơn 970.000 người dân Crimea đã đi bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu dân ý về tương lai của bán đảo này.

Theo lời ông Mikhail Malyshev, Trưởng ban tổ chức trưng cầu dân ý Crimea, tính đến 15 giờ theo giờ địa phương, số đơn đăng ký đã đạt khoảng 64% tổng số cử tri. Đây là con số cao kỷ lục. 

“Chính xác là 63,97%, tương đương với tổng số cử tri đã đi bổ phiếu là 970.019 người,” – ông Malyshev nói. 

Theo nhà chức trách địa phương, tại tất cả các khu vực bầu cử tỷ lệ người dân đến đăng ký bỏ phiếu đều đã vượt quá 50%. Thấp nhất là tại quận Kirov với 51,1%, cao nhất là ở quận Zheleznodorozh thuộc thành phố Simferopol với 80,2%. Các địa điểm khác giao động trong khoảng trên 60%. 

Thủ tướng Crimea Aksyonov nói rằng tỷ lệ đăng ký bỏ phiếu cho cuộc trưng cầu dân ý ở bán đảo này đặc biệt cao, cũng có rất đông người Tatar Crimea tham gia bỏ phiếu. 

Trong lúc người dân địa phương đang rất tích cực tham gia bỏ phiếu lựa chọn cho tương lai của mảnh đất họ đang sinh sống, thì có không ít người cố tình lợi dụng sự kiện này để khiêu khích. 

Theo các quan sát viên quốc tế, thật không may những phóng viên phương Tây lại nằm trong nhóm những người như vậy.

“Một số phòng viên phương Tây đang cố tình tạo sự khiêu khích trong cuộc trưng cầu dân ý ở Crimea. Họ cố tình tạo áp lực tâm lý đối với những nhân viên làm nhiệm vụ và những người dân địa phương tham gia bỏ phiếu,” ông Johan Beckman, một quan sát viên quốc tế đến từ Phần Lan, đã phát biểu như vậy với hãng tin RIA Novosti.

“Có rất nhiều nhà báo phương Tây có mặt ở đây, nhưng, thật tiếc là họ đang lợi dụng “quyền lực mềm” một cách rất ma mãnh để chống lại cuộc trưng cầu dân ý,” ông Johan Beckman nói và đưa ra dẫn chứng chính là trường hợp của một nhà báo đồng hương với ông. 

“Một nhà báo Phần Lan đã hỏi một cô gái đang làm nhiệm vụ tại một điểm bầu cử là: Ai tuyển mộ bạn làm việc này? Có thực sự là bạn làm việc một cách tự nguyện không?  Và, khi cố gái từ chối trả lời câu hỏi, thì anh ta kết luận xanh rờn là: đại diện chính quyền cố tình lảng tránh, sợ phải kể rằng làm việc ở đây có thật sự là tự nguyện. Đây rõ ràng là sự khiêu khích,” ông Beckman nói. 

Ông Beckman cho rằng cách tiếp cận như vậy của các phóng viên phương Tây là không đúng, có thể coi hành động của anh là ta cố tình tạo áp lực tâm lý đối với những người đang làm nhiệm vụ. 

“Tôi với tư cách là quan sát viên quốc tế đặc biệt nhấn mạnh rằng, sự kiện này đang diễn ra theo đúng khuôn khố luật pháp quốc tế, trong khuôn khố Hiến pháp Ukraine và khuôn khố hiến pháp của Crimea. Các cử tri đang tích cực đi bỏ phiếu, bầu không khí ở đây thật tốt, yên bình,” ông Jonhan Beckman khẳng định./.

Theo Khôi Nguyên

huongnt

Vietnam+

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên