MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Doanh nghiệp nhà nước và "bẫy khủng long"

15-06-2014 - 18:10 PM | Tài chính quốc tế

Doanh nghiệp nhà nước và các tập đoàn “gia đình trị” là hai hình thức công ty lớn phổ biến nhất ở châu Á. Tuy nhiên xu thế này không còn đúng trong thời điểm hiện tại.

Doanh nghiệp nhà nước lớn mạnh

Ở châu Á, doanh nghiệp nhà nước chiếm khoảng 40% trong khi các tập đoàn gia đình chiếm 27%. Con số này có sự xê dich giữa các quốc gia khác nhau. Doanh nghiệp nhà nước chiếm số đông ở Trung Quốc trong khi các tập đoàn gia đình có vai trò chủ đạo ở Hàn Quốc và Ấn Độ, . Tình trạng này tiếp diễn trong nhiều năm khiến mọi người tin rằng sẽ chẳng có sự thay đổi nào trong tương lai. Điều này hoàn toàn sai lầm.

Chúng ta hãy bắt đầu với các tập đoàn nhà nước. Nửa đầu thế kỷ 21 đã chứng kiến một sự kiện mang tính bước ngoặt trong thị trường vốn: các doanh nghiệp nhà nước (SOEs) ở Hong Kong, Thượng Hải và New York xuất hiện trên thị trường chứng khoán. Các nhà đầu tư không còn bị kìm kẹp bởi tư tưởng truyền thống rằng đầu tư vào các công ty nhà nước là mạo hiểm. Tổng số vốn đầu tư lên tới 117 tỷ USD trong 20 dự án trọng điểm, từ xây dựng đường sắt đến ngân hàng và xây dựng cơ sở hạ tầng.

Trong khi đó ở Ấn Độ, các công ty nhà nước trong ngành năng lượng và dầu mỏ cũng được niêm yết trên sàn chứng khoán. Tập đoàn năng lượng Ấn Độ - “người khổng lồ” chịu ảnh hưởng từ thời Xô-viết cũ - gia nhập thị trường chứng khoán thành công và trở thành tập đoàn lớn mạnh nhất quốc gia.

Sau cuộc khủng hoảng tín dụng ở châu Á, hệ thống ngân hàng ở Indonesia đã được đặt dưới sự quản lý của nhà nước. Malaysia tiếp tục duy trì hệ thống tư bản nhà nước với hàng loạt tập đoàn quốc gia bao gồm các công ty “Bumipureta” được điều hành bởi một tầng lớp thiểu số nhưng có sức mạnh vượt trội. Các doanh nghiệp được nhà nước hậu thuẫn ở Singapore như SingTel và SGX thành công đưa cổ phiếu của họ ra thị trường thế giới. 

Đến năm 2009, các công ty nhà nước chiếm ưu thế trong bảng xếp hạng các doanh nghiệp có giá trị lớn nhất thế giới. Họ nắm trong tay 57% cố phiếu của toàn bộ thị trường châu Á theo thống kê năm 2007. Đối lập với tư bản châu Âu hay châu Mỹ Latinh – nơi chính phủ phải từ bỏ quyền kiểm soát, châu Á sử dụng mô hình tích hợp, với sự tham gia của chính phủ như một cổ đông chính thức quan trọng. 

Ngoài loại hình doanh nghiệp nhà nước, các quỹ đầu tư quốc gia được thành lập để dự trữ ngoại tệ hay các nguồn thu từ dầu mỏ, đang xuất hiện ngày càng phổ biến ở Trung Quốc, Singapore, Hong Kong, Hàn Quốc, Malaysia và thậm chí ở nước Brunei nhỏ bé. Sau cuộc khủng hoảng, ở hầu hết mọi quốc gia các ngân hàng nhà nước đang dần chiếm lĩnh lại thị trường khi các nhà cho vay tư nhân rút lui, và chính phủ đẩy mạnh khôi phục nền kinh tế.


Thời thế thay đổi

Ngày nay, tình huống có nhiều sự chuyển đổi. Kể từ cuộc khủng hoảng năm 2007, 65 công ty nhà nước lớn nhất châu Á đã tụt xuống từ đỉnh vinh quang khi liên tục sụt giảm hàng tỷ USD giá trị doanh nghiệp, thị phần trên thị trường chứng khoán bị cắt giảm xuống 40%. Điều này làm mất lòng các nhà đầu tư. Chỉ số giá trên thu nhập một cổ phần (P/E) của họ chỉ bằng một nửa cổ phiếu của các công ty không thuộc nhà nước. 

Ba nguyên nhân chính đã được xác định. Đầu tiên, họ có mối quan hệ thân thiết với nhà nước, đồng thời đi kèm với trách nhiệm và đặc quyền. Chúng ta có thể thấy điều này khá rõ ở các ngân hàng nhà nước. Nhờ có các gói cứu trợ định hướng của chính phủ năm 2008-2011, các ngân hàng ở Trung Quốc mới tránh được khủng hoảng tín dụng. Ở Ấn Độ, các ngân hàng nhà nước thống kê có khoảng 1/10 các khoản vay chuyển thành nợ xấu. Tuy vậy, dưới áp lực của giới chính trị gia, họ vẫn phải “giả vờ” không có chuyện gì và tiếp tục cho các “đối tác thân thiết” này vay vốn.

Thứ hai, các doanh nghiệp nhà nước ở châu Á đang hoạt động thiếu hiệu quả bởi tình trạng chắp nối và thiếu năng lực quản lý. Tháng 4 năm nay, Song Lin – chủ tịch tập đoàn Năng lượng Trung Quốc bị điều tra vì tình nghi liên quan đến tham nhũng. Tập đoàn năng lượng Ấn Độ đang rơi vào tình trạng thiếu vốn để đầu tư thiết bị sản xuất; điều này có thể dẫn tới một cuộc khủng hoảng năng lượng không đáng có ở nước này. Trong thời kỳ bùng nổ kinh tế ở Việt Nam từ năm 2005 đến 2010, một vài tập đoàn nhà nước lớn đã sụp đổ vì vay mượn thiếu mục đích hợp lý và không có khả năng chi trả. Lấy ví dụ về Vinashin – tập đoàn đóng tàu đã vay một khoản nợ đáng kinh ngạc - khoảng 4 tỷ USD. Đây cũng là khởi nguồn cho thời kỳ khó khăn của hệ thống ngân hàng Việt Nam. 

Thứ ba, các công ty nhà nước (SOEs) đặc biệt trong lĩnh vực hàng tiêu dùng đang có lợi thế thị trường rộng lớn và năng động. Tuy nhiên nhiều lo ngại cho rằng họ không thủ nhanh nhẹn để phát triển và đáp ứng nhu cầu khách hàng. Nguy cơ này xuất hiện rõ ràng nhất trong lĩnh vực ngân hàng và viễn thông – nơi các công ty internet tư nhân không ngừng gia nhập thị trường và cạnh tranh với các “ông lớn” nhà nước. 

NTT DoCoMo – công ty điện thoại Nhật Bản - đang phải vật lộn để theo kịp các đối thủ tư nhân mới và bắt kịp xu hướng thời đại. Ở Trung Quốc, Alibaba đang cung cấp dịch vụ đầu tư có tên Yu’e Bao – sản phẩm này giúp đầu tư các tài sản cố định và các khoản tiền gửi dài hạn, tạo cho khách hàng lợi nhuận cao hơn so với các tài khoản ngân hàng truyền thống. Các công ty internet cũng nối tiếp xu hướng này. Các ngân hàng nhà nước đang dần mất đi các khách hàng truyền thống và phải chịu mức lãi suất cao hơn.

Thảo Phương

huongnt

Economist

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên