MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Dow Jones “bốc hơi” hơn 300 điểm

25-01-2014 - 08:07 AM | Tài chính quốc tế

TTCK toàn cầu cũng ghi nhận phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 6.

TTCK Mỹ đã kết thúc tuần bằng phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 6, khiến tuần này là tuần tồi tệ nhất kể từ năm 2012. Đợt bán tháo tiền tệ của các nền kinh tế đang phát triển làm dấy lên lo ngại thị trường toàn cầu sẽ biến động mạnh hơn.

Kết thúc phiên hôm qua (24/1), chỉ số Standard & Poor’s 500 giảm 2,1%, xuống còn 1.790,29 điểm và đóng cửa thấp nhất kể từ 17/12. Chỉ số công nghiệp Dow Jones mất 318,24 điểm (tương đương 2%), xuống còn 15.879,11 điểm. Tổng cộng có khoảng 8,8 tỷ cổ phiếu được giao dịch trong phiên – lớn nhất kể từ đầu năm đến nay. 

Tất cả 10 nhóm của chỉ số S&P 500 đều giảm điểm với các cổ phiếu công nghiệp và nguyên vật liệu giảm mạnh nhất (ít nhất là 2,7%). Chỉ số Morgan Stanley Cyclical Index đo lường diễn biến của các công ty nhạy cảm nhất với biến động của nền kinh tế giảm 3% - mạnh nhất kể từ tháng 4. Nhóm các công ty xây dựng nhà ở giảm 3,4% - mạnh nhất kể từ tháng 8. 

Chỉ số Dow Jones Transportation Average gồm các công ty vận tải có phiên giảm điểm trong 1 ngày cao kỷ lục (giảm 4,1%). 

Hôm qua cũng là phiên giao dịch tồi tệ nhất của các đồng tiền trên thị trường mới nổi. Nguyên nhân là do các nhà hoạch định chính sách của Argentina phá giá đồng peso bằng cách giảm hỗ trợ đối với thị trường ngoại tệ. 

Đồng lira của Thổ Nhĩ Kỳ và đồng hryvnia của Ukraine giảm xuống mức thấp nhất 4 năm trong khi đồng rand của Nam Phi lần đầu tiên vượt qua mốc 11 rand/USD kể từ năm 2008. 

Cơ quan quản lý hệ thống ngân hàng Trung Quốc cũng yêu cầu các quan chức địa phương tăng cường kiểm tra rủi ro vỡ nợ của ngành khai mỏ. Đây được cho là dấu hiệu cho thấy chính phủ đang lo lắng về những vụ vỡ nợ có thể xảy ra. 

Nhà đầu tư đang mất niềm tin vào một số trong nhóm các nền kinh tế đang phát triển lớn nhất thế giới, khiến đồng nội tệ của các nước này càng gặp nhiều khó khăn sau khi đã giảm giá mạnh bởi những tín hiệu thu hẹp chương trình kích thích của Fed. 

Chỉ số MSCI Emerging Markets Index mất 1,5% trong phiên hôm qua và mất tổng cộng hơn 5% kể từ đầu năm đến nay. Chứng khoán châu Âu cũng giảm mạnh nhất kể từ tháng 6. 

Trong khi đó, TTCK toàn cầu ghi nhận phiên giảm điểm mạnh nhất kể từ tháng 6, trong bối cảnh nhà đầu tư cố gắng tìm kiếm những tài sản an toàn như trái phiếu kho bạc Mỹ, trái phiếu chính phủ Đức và đồng yên.

Minh Anh

huongnt

Bloomberg

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên