Đừng quay lưng với cải tổ trong lĩnh vực tài chính
Đảng Cộng hòa chiến thắng, “đại gia” tài chính phố Wall mừng rỡ vì đạo luật cải tổ ngành tài chính sẽ bớt cứng rắn hơn. Thế nhưng nếu không thắt chặt điều tiết, hậu quả rất tồi tệ.
Khi Đảng Cộng hòa nắm kiểm soát Hạ viện, phản ứng đầu tiên của họ trong vai trò những người ủng hộ thị trường tự do, hạn chế sự can thiệp của chính phủ sẽ là sửa đổi luật cải tổ ngành tài chính Mỹ Dodd-Frank. Họ cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi làm như vậy.
Tháng 7/2010, Tổng thống Obama đã ký thông qua đạo luật trên. Thượng nghị sỹ Chris Dodd đã nghỉ hưu còn Hạ nghị sỹ Barney Frank mất chức chủ tịch Ủy ban tài chính Hạ viện Mỹ vào tay Hạ nghị sỹ Spencer Bachus, người tin rằng hành động của họ có thể dẫn đến khả năng chính phủ sẽ lại phải giải cứu như năm 2008.
Đảng Cộng hòa, chịu sức ép từ nhóm người thuộc phong trào Tea Party, có lựa chọn riêng đối với vấn đề về cải cách tài chính. Họ một mặt hoặc cố gắng để viết lại căn bản đạo luật Dod-Fran hay cố gắng đảm bảo các nhà hoạch định chính sách thực hiện thật khôn ngoan các thay đổi, trong khi đó họ tập trung vào cải tổ 2 tập đoàn cho vay thế chấp lớn nhất của Mỹ bao gồm Fannie Mae và Freddie Mac.
Lựa chọn thứ 2 rõ ràng tốt hơn bởi việc khơi lại cuộc tranh luận về đạo luật Dod-Frank sẽ chỉ tạo ra sai lầm như Tổng thống Obama cách đây 2 năm, làn sóng bỏ phiếu chống dâng cao và còn bởi ý tưởng giám sát ngành ngân hàng của Đảng Cộng hòa thiếu độ tin cây.
Quan điểm của nhóm phong trào Tea Party hay của Đảng Cộng hòa về đạo luật Dodd-Frank, với sự ủng hộ từ nhóm ngành ngân hàng, cho rằng đạo luật can thiệp quá thô bạo và trao cho FED cũng như Tập doàn bảo hiểm tiền gửi (FDIC) quá nhiều quyền lực. Đảng Cộng hòa không thích FDIC được nắm quyền giải tán đối với trường hợp giống Lehman Brothers hay AIG.
Bà Jon Corzine, cựu chủ tịch Goldman Sachs kiêm thống đốc bang New Jersey, đã nhận xét đúng về đạo luật Dodd-Frank: “Phần lớn mọi người, trong tâm niệm của họ, đều phải thừa nhận đạo luật không quá khắt khe cũng không quá dễ dãi, đạo luật chỉ quy định điều đúng.”
Nhóm người chỉ trích đã đúng khi cho rằng đạo luật có khả năng tác động sâu rộng và chắc chắn sẽ tạo ra ảnh hưởng không mong muốn. Không thể tránh khỏi điều này bởi luật đang cố gắng viết lại khung giám sát đối với mọi hoạt động trên thị trường tài chính, từ phái sinh cho đến các quỹ đầu cơ? Sẽ mất rất nhiều năm để thực thi đủ 240 điều luật.
Luật nào cũng có khuyến khuyết. Theo nghiên cứu của Stern School tại đại học New York, luật đã không giải quyết được vấn đề giảm bớt số lượng và căng thẳng của những nhà điều tiết bên trong Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) và Ủy ban giao dịch hàng hóa tương lai (CFTC) và chủ yếu quan tâm tới hoạt động giám sát dựa trên các quy tắc.
Đạo luật Dodd-Frank vẫn dọn đường cho FED và Bộ Tài chính Mỹ cải thiện nó, đặc biệt đối với Hội đồng giám sát ổn định tài chính (FSOC). Nước Mỹ sẽ có thể nâng cao tiêu chuẩn vốn và thanh khoản cũng như phối hợp tốt hơn với các nước khác.
Ông Viral Acharya, một trong những tác giả của nghiên cứu tại Stern School, nhận xét: “Nhìn chung, luật đã nhằm đúng đối tượng và mục đích. Theo ông Acharya, ưu điểm của luật mới so với các luật cũ chính là luật mới tập trung vào rủi ro hệ thống cũng như từng tổ chức riêng lẻ.
Hạ nghị sỹ Barchus không hài lòng với điểm này. Ông đã coi đạo luật Dodd-Frank như sự can thiệp mạnh tay của chính quyền liên bang vào cuộc sống của mỗi người Mỹ bởi cá nhà điều tiết sẽ phải thâu tóm và chia tách những công ty đang hoạt động tốt nhưng bị coi như tiềm ẩn khả năng rủi ro hệ thống.
Đảng Cộng hòa phản đối những cơ quan có quyền lực lớn như vậy và muốn để cho tòa án giải quyết những vấn đề quá lớn. Chủ nợ sẽ nắm quyền đối với tài sản và nợ đúng theo chương 11 Luật Phá sản.
Đồng ý rằng quan điểm chính phủ không nên làm gì đối với việc giải cứu các ngân hàng và nhiều tổ chức tài chính khác rất đáng quan tâm. Nếu chưa xảy ra vụ việc Lehman Brothers, quan điểm đó đúng. Rủi ro đạo đức và sự cáu giận của người nộp thuế trong việc phải giải cứu cho những hoạt động kiếm lời vô độ trên phố Wall có thể chấm dứt.
Tuy nhiên như vậy cũng đồng nghĩa với việc các nhà điều tiết sẽ không thể can thiệp khi vấn đề tại một tổ chức tiềm ẩn khả năng lan rộng ra hệ thống. Đảng Cộng hòa đúng khi cho rằng hoạt động điều tiết và sự đảm bảo của chính phủ đã tạo ra nhiều sự bóp méo nhưng khi thiếu điều tiết, mọi chuyện còn tồi tệ hơn.
Ngọc Diệp
Theo FT