MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Giá dầu – vũ khí hủy diệt hàng loạt của Iran

05-01-2012 - 15:15 PM | Tài chính quốc tế

Khi hoạt động sản xuất dầu tại khu vực Trung Đông thiếu hụt khoảng 10 triệu thùng dầu/ngày, giá dầu trong ngắn hạn có thể lên mức 413USD/thùng – quá đủ để kinh tế Mỹ suy thoái.

Giá dầu tăng 8% trong tuần trước sau khi phó Tổng thống Iran đe dọa đóng cửa eo biển Hormuz nếu chính phủ các nước còn lại trên thế giới áp dụng quy định cấm Iran xuất khẩu dầu. Hôm nay, Reuters đưa tin Liên minh châu Âu sẽ làm như vậy, các nhà ngoại giao đã đồng ý về nguyên tắc đối với việc tạm ngừng nhập khẩu từ Iran.

Có nhiều lý do để nghi ngờ Iran đang “chơi cùn”. Không chỉ việc tấn công vào hoạt động vận tải biển tại eo biển Hormuz sẽ được coi hành vi tự sát quân sự, Iran cần tiền từ xuất khẩu 2,1 triệu thùng dầu/ngày. Iran đang mạnh tay khi đe dọa làm gián đoạn hoạt động tại eo biển Hormuz và giảm lượng dầu cung cấp ước khoảng 20% tổng lượng dầu thô của thế giới.

Trong nghiên cứu công bố năm 2010, khi hoạt động sản xuất dầu tại khu vực Trung Đông thiếu hụt khoảng 10 triệu thùng dầu/ngày, giá dầu trong ngắn hạn có thể lên mức 413USD/thùng, xét đến việc người tiêu dùng không thể nhanh chóng chuyển sang sử dụng loại nhiên liệu mới.

Cú sốc này quá đủ để đẩy kinh tế Mỹ vào suy thoái. Chuyên gia kinh tế Kevin Kliesen tại Fed ở St Louis khẳng định việc giá dầu tăng bền vững có thể khiến khả năng kinh tế suy thoái tăng thêm 50% trong năm đầu tiên và 90% trong các năm tiếp theo.

Ông Kliesen nói: “Nếu bạn nhìn vào số liệu lịch sử, 9/10 lần suy thoái kinh tế gần đây bắt nguồn từ việc nước Mỹ phải đối đầu với tình trạng giá dầu tăng đột biến.”

Giá xăng tăng thêm 50 cent, người tiêu dùng Mỹ mất khoảng 70 tỷ USD/năm. Ông Ben Bernanke, chủ tịch Fed, từng khẳng định yếu tố như kiểu giá dầu cao có thể khiến các doanh nghiệp hiện nay trì hoãn đầu tư vốn bởi sẽ chờ xem điều gì xảy ra

Nhìn lại cuộc khủng hoảng tài chính năm 2009, người ta có thể thấy rõ ràng rằng việc giá dầu tăng đến 55% khiến hoạt động kinh tế sụt giảm nghiêm trọng.

Chuyên gia Kliesen thuộc Fed tại St Louis tin rằng so với tính toán của nhiều người, giá dầu cao liên quan nhiều hơn đến các đợt suy thoái kinh tế gần đây.

Ông nói: “Đó là yếu tố khiến mọi chuyện trở nên tồi tệ hơn. Rõ ràng chúng ta đối đầu với nhiều cú sốc khác nhau, cái thực sự hủy hoại nền kinh tế nhưng giá dầu chính là một trong những cú sốc không được nói đến nhiều trong các báo cáo về khủng hoảng tài chính và sự đi xuống của thị trường nhà đất.”

Giá dầu biến động mạnh, ảnh hưởng đến môi trường đầu tư không hề nhỏ bởi các doanh nghiệp đơn giản ngừng đầu tư cho đến khi họ biết rõ hơn về việc giá dầu sẽ diễn biến thế nào.

Nghiên cứu vào năm 2000 của Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF) cho thấy khi giá dầu tăng khoảng 5% trong dài hạn, tăng trưởng GDP thế giới sụt giảm 0,25% trong 4 năm tiếp theo. Tuy nhiên tác động đến kinh tế Mỹ còn lớn hơn, mức độ tăng trưởng có thể giảm khoảng 0,3% bởi mức độ tiêu thụ năng lượng bình quân đầu người Mỹ ở mức cao.

Nếu Iran thực thi quyết định đóng cửa eo biển Hormuz, tuyến vận chuyển dầu cực kỳ quan trọng của thế giới, ảnh hưởng sẽ đến ngay lập tức: Các chuyên gia phân tích trong lĩnh vực năng lượng khẳng định giá dầu sẽ bắt đầu tăng mạnh và có thể mức tăng đạt tới 50% trong vài ngày.

Việc Iran phong tỏa khu eo biển này bằng không lực hay hành vi quân sự hoàn toàn trong khả năng quân sự của Tehran. Thế nhưng bất chấp căng thẳng với phương Tây, ngay cả sau khi châu Âu hạn chế nhập khẩu dầu từ Iran, Iran nhiều khả năng sẽ không dám đưa ra các hành động thù dịch đến như vậy, theo dự báo của phần lớn các chuyên gia chính trị Trung Đông.

Nền kinh tế yếu kém của Iran phụ thuộc vào việc xuất khẩu khoảng 2 triệu thùng dầu/ngày qua eo biển Hormuz. Eo biển này nếu đóng cửa còn tác động xấu đến cả Trung Quốc, khách hàng sử dụng dầu quan trọng nhất của Iran và là nước nhập rất nhiều dầu của khu vực vùng Vịnh. Trung Quốc đã đầu tư mạnh vào mỏ dầu tại Iran và cho đến nay đã phản đối các nỗ lực của chính phủ nhiều nước phương Tây muốn trừng phạt Iran về chương trình hạt nhân của nước này.

Minh Ngọc

ngocdiep

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên