MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

HSBC: Tăng trưởng các thị truờng mới nổi vẫn yếu do kinh tế Nga xuống dốc

15-01-2015 - 13:09 PM | Tài chính quốc tế

Theo dữ liệu từ các khảo sát mới nhất của HSBC và Markit, tốc độ tăng truởng sản lượng tại các thị truờng mới nổi trên toàn cầu tăng nhẹ trong tháng 12 nhưng nhìn chung vẫn còn yếu.

 

Chỉ số phát triển kinh tế tại các thị truờng mới nổi của HSBC (EMI), là chỉ báo hàng tháng đuợc trích xuất từ các khảo sát về Chỉ số Nhà Quản trị Mua hàng (PMI), đã tăng từ mức thấp sáu tháng liên tiếp của tháng 11 là 51,2 điểm lên mức cao ba tháng liên tiếp 51,7 điểm trong tháng 12. Nhưng con số đó vẫn chỉ thể hiện một tốc độ phát triển trung bình. Chỉ số EMI trung bình cả năm 2014 là 51,4 điểm và cũng là mức thấp nhất tính theo năm kể từ khi loạt khảo sát bắt đầu vào cuối năm 2005.

Dữ liệu từ các ngành cho thấy các tăng trưởng của hai ngành sản xuất và dịch vụ tiếp tục yếu dù rằng ngành dịch vụ đã có mức tăng nhanh nhất trong ba tháng qua.

Các áp lực lạm phát chung trên khắp các thị trường mới nổi vẫn còn yếu, chủ yếu do giá cả đầu vào và đầu ra giảm tại Trung Quốc. Tuy nhiên, các áp lực lạm phát tại Nga lại tăng nguyên do đồng Rúp bị mất giá cùng với giá cả đầu vào tăng nhanh nhất trong vòng 79 tháng qua và lạm phát giá cả đầu ra đạt mức cao kỷ lục trong lịch sử khảo sát.

Các đơn hàng mới và tình trạng nhân sự tại các thị trường mới nổi tăng trong tháng 12 nhưng với các tốc độ tăng yếu. Lượng công việc tồn đọng giảm tháng thứ sáu liên tiếp.

Kỳ vọng của doanh nghiệp

Viễn cảnh kinh tế của các thị trường mới nổi trên toàn cầu vẫn còn yên ắng trong tháng 12. Chỉ số sản lượng tương lai tại các thị trường mới nổi của HSBC khảo sát kỳ vọng của các doanh nghiệp đối với các hoạt động sản xuất trong mười hai tháng tới, đã tăng từ mức thấp kỷ lục của tháng 11, do có các nhận định đã được cải thiện tại Brazil và Ấn Độ. Nhưng đó vẫn là mức thấp nhất thứ hai tính đến thời điểm này, và phản ánh các kỳ vọng không mấy lạc quan của các doanh nghiệp tại Trung Quốc và Nga. Đáng chú ý nhất là các nhà cung cấp dịch vụ tại Nga cũng là những người bi quan nhất từ khi bắt đầu khảo sát PMI ngành dịch vụ vào tháng 10 năm 2001.

 

C:\Users\43567061\Desktop\3.jpg

Lĩnh vực sản xuất tại Nga tiếp tục chịu áp lực lạm phát ngày càng tăng do đồng rúp bị mất giá vào cuối năm 2014. Giá cả đầu vào tăng nhanh nhất trong vòng 16 năm qua, và giá bán các mặt hàng sản xuất tăng với tốc độ kỷ lục. Hơn nữa, sản lượng không thay đổi so với tháng truớc do các đơn hàng mới giảm lần đầu tiên kể từ tháng 6.

Trong số các nhà sản xuất, kỳ vọng về sản lượng ở các nước Indonesia, Việt Nam và Mexico là mạnh nhất trong khi kỳ vọng tại Brazil, Hàn Quốc và Đài Loan là yếu nhất. 

Thu Hương

Thu Hương

Tài chính Plus

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên