MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khi người Mỹ hoang phí, người Trung Quốc cần mẫn tiết kiệm

26-12-2008 - 17:20 PM | Tài chính quốc tế

Thập kỷ qua, Trung Quốc đầu tư hơn 1 nghìn tỷ USD vào trái phiếu chính phủ Mỹ và khoản thế chấp đảm bảo bởi chính phủ. Điều này góp phần gây ra bong bóng nhà đất Mỹ.

Tháng 3/2005, chuyên gia kinh tế học tại đại học Princeton sau này là chủ tịch FED – ông Ben Bernanke đã giải thích về xu thế người My vay tiền ngày một nhiều hơn từ nước ngoài, đặc biệt là Trung Quốc để có tiền chi tiêu mạnh tay.

 

Theo ông chỉ ra, vấn đề ở chỗ không phải người Mỹ chi tiêu quá nhiều mà là những nước khác tiết kiệm quá nhiều.

 

Quy trình tín dụng này không thể kéo dài mãi mãi. Trong nền kinh tế toàn cầu, việc tiền của người Trung Quốc sang Mỹ là một hiện tượng lâu dài và sẽ mất nhiều năm mới có thể giải quyết được, hiện tại, không còn cách nào khác là phải kiên nhẫn.

 
Đâu là công thức thành công về kinh tế?
 

Trong thập kỷ qua, Trung Quốc đã đầu tư khoảng hơn 1 nghìn tỷ USD (số tiền này có được nhờ lợi nhuận thu được từ xuất khẩu) vào trái phiếu chính phủ Mỹ và những khoản thế chấp đảm bảo bởi chính phủ. Điều này khiến lãi suất hạ xuống thấp và gây ra bong bóng nhà đất tại Mỹ.

 

Theo nhiều chuyên gia kinh tế, Trung Quốc khiến người Mỹ mê mẩn bởi được thoả mãn nhu cầu tiêu xài của họ.

 

Người Mỹ lẽ ra nên nhận ra rằng việc vay tiền từ nước ngoài để tiêu dùng và khiến chi tiêu thâm hụt không phải là công thức đưa đến thành công về kinh tế. Hiện nay khi tình hình kinh tế khó khăn hơn, người Mỹ phụ thuộc nhiều hơn vào các chủ nợ nước ngoài để có tiền cho những kế hoạch chi tiêu lớn của chính phủ để hồi phục nền kinh tế.

 

Ở thời điểm hiện tại chưa có nhiều cách để giải quyết vấn đề. Một số người cho rằng Mỹ nên gây áp lực khiến chính phủ Trung Quốc hạn chế chính sách đồng nội tệ yếu – chính sách này đã khiến hàng xuất khẩu của Trung Quốc trở nên rẻ hơn và biến nước này thành một cường quốc với năng lực sản xuất hàng đầu thế giới.

 

Nếu Trung Quốc để đồng nội tệ biến động tự do trong suốt thập kỷ vừa qua, tăng trưởng về xuất khẩu của Trung Quốc sẽ không được cao như đã công bố. Và chắc chắn họ cũng sẽ không thu được nhiều USD đến như vậy để đầu tư ra nước ngoài.

 

Một số chuyên gia kinh tế khác cho rằng FED và Bộ Tài Chính Mỹ lẽ ra đã nên thấy rằng: việc Trung Quốc cho Mỹ vay tiền là một kích thích lớn đối với kinh tế Mỹ, nhưng không hề giống với những đợt cắt giảm lãi suất của FED.

 

Họ chỉ ra rằng FED dưới thời của Alan Greenspan đã góp phần gây ra bong bóng nhà đất Mỹ bằng việc để lãi suất quá thấp trong thời gian quá lâu, và việc Trung Quốc cho vay tiền khiến vấn đề trầm trọng hơn. Lẽ ra, FED nên hạ lãi suất ít hơn và tăng sớm hơn để làm giảm đầu cơ trên thị trường nhà đất.

 

Với đống đổ nát hiện nay, chủ tịch FED, ông Ben Bernanke cho biết ông hối tiếc các nhà hoạch định chính sách kinh tế đã không thể làm được nhiều hơn để điều phối hoạt động của các tổ chức tài chính và cho vay thế chấp để ngăn làn sóng đầu tư của nước ngoài – trong đó có Trung Quốc. Tuy nhiên ông cũng nói thêm vai trò điều phối thị trường của FED cũng chỉ giới hạn trong các ngân hàng, điều đó là chưa đủ.

 

Chủ tịch Bernanke trong bài phát biểu mới nhất nhận xét:”Khi những dòng vốn quốc tế cân bằng hơn, rủi ro đối với hệ thống tài chính sẽ giảm bớt. Tuy nhiên, điều này chỉ có thể làm được nếu có sự hợp tác quốc tế, chứ không phải nỗ lực từ riêng phía Mỹ, người ta đã nhận ra điều này, tuy nhiên chưa hợp tác đủ chặt chẽ để làm được điều đó.”

 

Tại Mỹ, Trung Quốc theo nhiều người là một mối hiểm hoạ bởi Trung Quốc cướp đi nhiều việc làm ngành sản xuất của người Mỹ. Một số người khác thì cho rằng việc Trung Quốc mạnh tay cho Mỹ vay tiền tiềm ẩn nhiều rủi ro bởi các nhà lãnh đạo chính sách kinh tế Trung Quốc có thể đột ngột rút tiền về mà chỉ báo trước một thời hạn nhất định.

 

Ông Bernanke có quan điểm khác về dòng chảy đầu tư. Ông cho rằng người Trung Quốc đầu tư ra nước ngoài bởi họ không có đủ sự tự tin để chi tiêu số tiền họ có. Để có thể thay đổi được điều này cần nhiều năm và đó hiện nay, việc người Trung Quốc chi tiêu ra sao không phải là vấn đề lớn đối với người Mỹ.
 
Mối liên hệ mật thiết giữa Trung Quốc và Mỹ
 

Kinh tế Mỹ đã từng trải qua thời kỳ như hiện nay. Thập niên 1980, thâm hụt thương mại của Mỹ với Nhật tăng cao. Nhật sau đó đã đầu tư một số lợi nhuận thu được vào trái phiếu chính phủ Mỹ.

 

Vào thời điểm này, sự thâm hụt này được coi như hiểm hoạ đổi với kinh tế Mỹ. Kết quả, thoả thuận Plaza Accord đã được đưa vào thực tế năm 1985. Những nền kinh tế lớn nhất trên thế giới can thiệp vào thị trường tiền tệ để hạ giá USD và tăng giá đồng yên.

 

Hành động này đã làm giảm thâm hụt thương mại. Tuy nhiên đồng yên tăng giá lại khiến kinh tế Nhật chững lại. Bài học này hiện nay có thể được áp dụng với trường hợp Trung Quốc – vào thời điểm đó mới bắt đầu nổi lên như một cường quốc xuất khẩu.

 

Mối liên hệ giữa Trung Quốc với Mỹ chặt chẽ hơn cả mối liên hệ giữa Nhật và Mỹ trước đây.

 

Đầu thập kỷ này, Mỹ nhập khẩu rất nhiều hàng Trung Quốc: đồ chơi, ti vi màn hình phẳng, phụ tùng ô tô và lượng hàng xuất ngược lại Trung Quốc không nhiều.

 

Ngoài ra, chi phí lao động thấp tại Trung Quốc cũng thu hút rất nhiều đầu tư nước ngoài.

 

Hiện tượng này kéo dài lâu có thể khiến kinh tế Mỹ bước vào tình trạng phá sản, trừ phi người Trung Quốc tái đầu tư lợi nhuận thu được từ thương mại vào Mỹ.

 

Trung Quốc làm như trên cũng để bảo vệ chính quyền lợi của họ. Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ các ngân hàng và đồng nội tệ để đảm bảo ổn định tài chính.

 

Dự trữ ngoại tệ tăng cao, năm 2000, dự trữ ngoại tệ của Trung Quốc là 2 trăm tỷ USD và đến nay, sau 8 năm, dự trữ này lên tới 2 nghìn tỷ USD.

 

Tiềm lực tài chính mạnh, nhiều năm nay, chính phủ Trung Quốc là đối tượng nhiệt tình nhất đối với những hình thức đầu tư tài chính tại Mỹ.

 

Lam Giang

Theo IHT

ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên