MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Khủng hoảng Hy Lạp đe dọa khu vực tư nhân

02-05-2010 - 08:55 AM | Tài chính quốc tế

Nếu chính phủ Hy Lạp phá sản, hàng trăm tỷ đôla trái phiếu chính phủ các ngân hàng cả trong và ngoài Hy Lạp đang nắm giữ cũng bay hơi.

Đang có một hiện tượng hơi khác thường là giá trái phiếu Hy Lạp đã hạ mạnh nhưng chỉ thấy thêm người bán mà chẳng có người mua.

Quá nhiều trong số những người muốn bán đã chậm nhận ra rằng những công cụ “an toàn” họ đã mua cho “rổ lãi suất” của mình đã biến thành thứ rủi ro tín dụng có thể khiến họ vừa mất tiền, vừa hư danh.

Không nghi ngờ gì nữa mấy ngày gần đây những kẻ chậm chân đang nhìn trước ngó sau muốn giảm số trái phiếu Hy Lạp mình nắm giữa. Điều này lại làm thị trường thêm biến động mạnh và kém thanh khoản.

Cộng thêm việc tuần này các quốc gia rìa Châu  bị đánh tụt xếp hạng tín dụng, kết quả là một đợt bán tháo cổ phiếu Châu Âu, chênh lệch lợi suất trái phiếu nhà nước tăng và đồng euro chịu áp lực mạnh.

Khủng hoảng nợ Hy Lạp nay đang lan rộng.

Rõ ràng Liên minh Châu Âu và Quỹ tiền tệ quốc tế đang cố kiểm soát tình thế đang xấu đi nhanh chóng. Người ta đã bàn tới một gói cứu trợ lớn hơn cho Hy Lạp.

Chuyến công du của hai người đứng đầu ECB và IMF tới Đức làm thế giới liên tưởng tới chuyến đi của bộ đôi Ben Bernanke – Hank Paulson tới Quốc hội Mỹ giữa cuộc khủng hoảng tài chính.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu, thị trường nay đã nhìn ra đống nợ khổng lồ của các quốc gia. Cái nhìn này lại đặc biệt e sợ đối với các quốc gia có mức nợ cao và thời gian đáo hạn ngắn.

Thực tế nếu tình thế không có bước chuyển mạnh mẽ, họ sẽ cần phải lo ngại không chỉ khả năng huy động vốn từ khu vực tư nhân với lãi suất hợp lý mà còn cả việc giải nguy cho các chủ nợ hiện nay.

Kết quả là việc hạ mức đánh giá tín nhiệm sẽ lan rộng.

Và một khi gói giải cứu cho Hy Lạp được thông qua, người ta sẽ hỏi nhau rằng liệu có thêm các gói tương tự cho các quốc gia đang trong thế mong mạnh tại Châu Âu hay không.

Vậy với nhiệm vụ khẩn cấp hiện nay “khu vực chính thức” nên làm gì để chặn đứng cuộc khủng hoảng đang lan rộng tại Châu Âu?

Trong vài ngày tới cần hành động nhanh chóng để cứu vớt tình hình. Ít nhất chính phủ Hy Lạp phải đưa ra được một kế hoạch điều chỉnh trong nhiều năm đáng tin cậy, mà quan trọng nhất, là phải được xã hội Hy Lạp ủng hộ.

Các quốc gia Châu Âu phải có một quỹ đủ lớn có thể giải ngân nhanh lại được Quốc hội các nước ủng hộ.

IMF phải có được lời đảm bảo đầy đủ từ Hy Lạp (bằng hành động rõ ràng) và EU (bằng bảo đảm tài chính không mơ hồ) để lãnh đạo và phối hợp tiến trình này.

Đó là một thử thách khó khăn. Số lượng các bên liên quan ngày càng lớn dần; rủi ro chính trị xã hội ngày càng cao dần; và khu vực chính thức vẫn chưa chứng tỏ được tài ứng phó với khủng hoảng của mình.

Trong khi đó, những biến động hỗn loạn của thị trường trong những ngày gần đây lại càng gây thêm áp lực lên bảng cân đối tài sản của các ngân hàng Hy Lạp cùng những đối tác Châu Âu của họ.

Nguy cơ người dân rút tiền hàng loạt khỏi ngân hàng ngày càng tăng. Kết luận đơn giản mà logic: cuộc khủng hoảng nợ Hy Lạp đã biến thành một điểm gở cho nền kinh tế cả Châu Âu và thế giới.

Bắt đầu là vấn đề ngân sách nay nó nhanh chóng biến thành rắc rối của ngân hàng, bắt đầu với Hy Lạp nay đã thành cú đấm mạnh giáng vào toàn Châu Âu.

Nếu vài ngày tới không có những thay đổi đáng kể, mọi chuyện với khu vực chính thức sẽ càng trở nên phức tạp.

Có thể sẽ chẳng còn lựa chọn nào khác ngoài việc kết hợp giữa những nỗ lực tài chính khác thường với chuyện bàn tới một bước đi tuy gây tranh cãi nhưng đã quen thuộc với những nhà quan sát thị trường mới nổi kỳ cựu – PSI, hay “sự tham gia của khu vực tư”.

PSI là cách “lịch sự” để nói đến chuyện tái cơ cấu một phần các khoản nợ nhà nước do khu vực tư nhân nắm giữ. Nó dựa trên khái niệm chia sẽ gánh nặng thời khủng hoảng.

Chính phủ có thể thấy đây là một cách dường như thật dễ dàng để đảm bảo sự ủng hộ to lớn từ khu vực tư nhân đối với các quốc gia đang trong cơn bĩ cực không chảy ngược lại dưới dạng tiền trả lãi cho các chủ nợ cũng thuộc khu vực tư.

Dù vậy khó mà thiết kế được một kế hoạch PSI toàn diện, chuyện thực thi hay tính tới các tác dụng phụ hay hậu quả không mong muốn thậm chí còn khó hơn.Đậm

Minh Tuấn
Theo Dân Trí/Businessweek

ngocdiep

Trở lên trên