MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh tế Mỹ có đương đầu với Đại Khủng hoảng lần 2?

19-08-2011 - 06:57 AM | Tài chính quốc tế

Nhiều khả năng nước Mỹ sẽ phải đương đầu thời kỳ suy giảm kéo dài như thế kỷ 19, đặc biệt nếu cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 tiếp tục đi theo hướng nguy hiểm.

Tóm tắt: 3 lý do để khẳng định kinh tế Mỹ sẽ không đương đầu với Đại Khủng hoảng:

  1. Sản lượng nền kinh tế trong lần sụt giảm gần nhất cũng chỉ giảm khoảng 4% (từ đỉnh xuống đáy)
  2. Thất nghiệp cao nhất ở mức từ 16 đến 17% (thấp hơn nhiều so với con số 20% thời Đại Khủng hoảng)
  3. Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi (FDIC) giúp bình ổn thị trường, ngăn người gửi tiền rút tiền ào ạt

Theo Nytimes, số liệu gần nhất cho thấy kinh tế Mỹ và châu Âu đã tăng trưởng chậm lại đáng kể, tăng trưởng kinh tế toàn cầu được dự báo sẽ còn tiếp tục gây thất vọng. Người ta đặt câu hỏi liệu thế giới có đương đầu với Đại Khủng hoảng lần 2.

Câu trả lời là không, đặc điểm chính của một cuộc Đại Khủng hoảng hiện chưa có và nhiều khả năng sẽ không có. Thế nhưng nhiều khả năng nước Mỹ sẽ phải đương đầu với cái gì đó thật đáng sợ, thời kỳ suy giảm kéo dài như thế kỷ 19, đặc biệt nếu cuộc bầu cử Tổng thống năm 2012 tiếp tục đi theo hướng nguy hiểm.

Có 3 đặc điểm chính của Đại Khủng hoảng mà người ta đã rút ra được từ Mỹ cũng như nhiều nước khác đã chịu ảnh hưởng nặng nề. Từ năm 2007 đến nay, chưa có dấu hiệu nào tương tự như vậy.

Thứ nhất, sản lượng nền kinh tế Mỹ sau năm 1929 giảm tới hơn 25% (với số liệu từ Cục Phân tích kinh tế, tính toán GDP theo tỷ giá đồng tiền năm 1937). Ngược lại, GDP của Mỹ giảm tương đối nhẹ sau thời kỳ bùng nổ gần nhất.

Số liệu mới nhất cho thấy GDP Mỹ thời kỳ đỉnh cao năm 2008 ở mức 14,4155 nghìn tỷ USD, đến mức đáy 13,8541 nghìn tỷ USD vào quý 2/2009, mức giảm khoảng 4%.

Thứ hai, vào thập niên 1930, tỷ lệ thất nghiệp tại Mỹ vượt mức 20% và duy trì ở mức đó. Lần kinh tế đi xuống gần nhất, số lượng việc làm tại Mỹ sụt 8 triệu, cao chưa từng có từ sau Chiến tranh Thế giới thứ Hai. Thế nhưng tỷ lệ thất nghiệp chỉ chạm mức 10% trong thời gian ngắn ngủi (quý 4/2009).

Nếu tính toán ở mức độ cao nhất, tính cả người không muốn tìm việc làm và đăng ký thất nghiệp, tỷ lệ thất nghiệp ở mức 16 đến 17%. Chắc chắn có thể coi đây như thảm họa việc làm, nhưng quy mô không giống như Đại Khủng hoảng.

Thứ ba, hệ thống tín dụng thu hẹp quy mô kinh khủng vào thập niên 1930. Các ngân hàng hoạt động trong trạng thái hoảng loạn khiến người gửi tiền rút mạnh tiền ra.

Sự ra đời của Tập đoàn bảo hiểm tiền gửi Mỹ (FDIC) đã đặt dấu chấm hết cho tình trạng đó và đóng vai trò quan trọng giúp bình ổn thị trường.

Thế nhưng câu chuyện cuối thế kỷ 19 cũng khác so với thập niên 1930, dù không kinh khủng như vậy, nhưng cùng cực kỳ tồi tệ với nhiều người Mỹ. Lĩnh vực đè nặng tăng trưởng nền kinh tế thời điểm cách đây 100 năm không phải lĩnh vực bất động sản mà là lĩnh vực nông nghiệp.

Thời điểm đó công nghệ phát triển bùng nổ trong tất cả các lĩnh vực như giao thông, viễn thông, điện và thép. Thế nhưng việc giá nông phẩm hạ vẫn khiến người Mỹ khốn khổ. Khi đang nợ nần chồng chất, người nông dân dễ đương đầu với giảm phát. Và trước khi người dân ồ ạt đổ ra thành phố sống, người nông dân đóng vai trò người tiêu dùng chính.

Theo Cục nghiên cứu kinh tế quốc gia (NBER), quá trình nền kinh tế từ đỉnh cao xuống thời kỳ sụt giảm sâu mất khoảng 11 tháng, trong giai đoạn từ năm 1945 đến năm 2009, thế nhưng con số này cao gấp đôi trong thời kỳ từ năm 1854 đến năm 1919. Chuỗi thời gian kinh tế suy giảm tồi tệ nhất, không phải vào thập niên 1930 mà từ tháng 10/1873 đến tháng 3/1879, hơn 5 năm.

Hiện nay, chắc chắn chủ tịch Fed, ông Ben Bernanke, cũng có sai lầm riêng. Ông đã ngại ngần trong các vấn đề liên quan đến điều tiết, tiếp tục chứng kiến sự bóp méo của nhóm ngân hàng có quy mô “quá lớn để sụp đổ”. Đội ngũ của ông đã vận động áp dụng tiêu chuẩn vốn hiện quá thấp nếu so với tương quan các cú sốc mà chúng ta đang đối đầu.

Fed cũng phải chịu trách nhiệm khi uy tín của cơ quan này sụt giảm mạnh dù đã nhận được hỗ trợ quan trọng từ Bộ Tài chính Mỹ vào năm 2008 – 2009. Fed đã tung ra quá nhiều kế hoạch giải cứu với điều kiện quá rộng lượng và không có lợi cho số đông nói chung.

Thế nhưng nếu vì lo lắng về giảm phát mà buộc tội Fed cũng thật sai lầm, kinh tế Mỹ có thể trở lại thời kỳ suy giảm những năm 1870.

Ngọc Diệp

ngocdiep

Trí Thức Trẻ

Trở lên trên