MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh tế Trung Quốc đã thực sự thoát đáy?

02-06-2014 - 15:04 PM | Tài chính quốc tế

Theo nhận định của các chuyên gia phân tích từ CNBC, tin tức về hoạt động sản xuất của Trung Quốc là dấu hiệu cho thấy nền kinh tế lớn thứ hai thế giới đang dần lấy lại đà hồi phục.

Theo số liệu chính thức được công bố hôm qua (1/6), trong tháng 5, hoạt động sản xuất của các nhà máy Trung Quốc đã tăng trưởng với tốc độ nhanh nhất trong 5 tháng nhờ vào số đơn đặt hàng mới tăng lên. Chỉ số Nhà quản trị mua hàng (PMI) chính thức tăng từ mức 50,4 điểm của tháng 4 lên 50,8 điểm.

Số liệu lạc quan được đưa ra sau khi các nhà hoạch định chính sách công bố kế hoạch tiếp tục nới lỏng tiền tệ thông qua cắt giảm tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với các ngân hàng cho vay trong lĩnh vực nông nghiệp và doanh nghiệp nhỏ. Tháng trước, động thái tương tự cũng được đưa ra với các ngân hàng hoạt động ở nông thôn.

Martin Lakos, chuyên gia đến từ Macquarie Private Wealth cho rằng dường như Trung Quốc đang có bước ngoặt.  

Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế lớn nhất châu Á đã giảm xuống từ mức 7,7% của quý IV năm ngoái xuống còn 7,4% trong quý I, làm rộ lên cuộc tranh luận về khả năng bỏ lỡ mục tiêu tăng trưởng 7,5% trong năm 2014 mà chính phủ đã đề ra.

Rất nhiều nhà kinh tế học đã lo lắng về kịch bản kinh tế Trung Quốc suy giảm sâu hơn trong bối cảnh các nhà hoạch định chính sách nỗ lực chuyển sang nền kinh tế dựa vào tiêu dùng. 
Những lo lắng về thị trường bất động sản Trung Quốc bắt đầu dịu xuống từ đầu năm nay. Tháng 4, tốc độ tăng trưởng trung bình của giá nhà mới giảm xuống mức thấp nhất 11 tháng, sau khi các biện pháp thắt chặt của chính phủ phát huy tác dụng. 

Theo Seng Wun Soon, chuyên gia kinh tế tại ngân hàng CIMB, dường như Trung Quốc đã thoát được nguy cơ nền kinh tế giảm tốc mạnh sau khi có những dấu hiệu “hạ cánh mềm” trước đó. 

Tuy nhiên, Selina Ling, chuyên gia đến từ ngân hàng OCBC, lại nhận định rất có thể các nhà đầu tư vẫn chưa nhìn thấy điều tồi tệ nhất. “Hiện nay nỗi lo lắng chính thức là về tạo công ăn việc làm hơn là tăng trưởng. Bởi vậy, trong một đến hai quý tới, các nhà hoạch định chính sách có thể sẽ hài lòng với tốc độ tăng trưởng ở mức dưới 7%. 

Cổ phiếu trên sàn Thượng Hải và Hồng Kông đều có mức lợi suất hơn 4% trong tháng 5, nhưng Ling cho rằng bây giờ là quá sớm để lạc quan hơn về Trung Quốc. Bà cho biết bản thân vẫn khá thận trọng khi nhận định về Trung Quốc. 

Seng Wun Soon cũng cảnh báo với các nhà đầu tư rằng số liệu về Trung Quốc thường không đồng nhất. Trung Quốc sẽ còn phải đi qua một chặng đường dài gập ghềnh phía trước để vượt qua giai đoạn khó khăn hiện nay. 

Minh Anh

huongnt

CNBC

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên