MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm gây áp lực lên Đông Nam Á

06-10-2015 - 17:19 PM | Tài chính quốc tế

Nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Á bị trì trệ là do tác động từ nhiều khó khăn mà nền kinh tế Trung Quốc đang gặp phải, những khó khăn ngày càng rõ nét hơn vì lẽ chỉ mới tháng 4/2015, WB còn dự báo kinh tế Đông Nam Á sẽ tăng 6,7% trong năm nay.

Trong bài viết có tựa đề "Trung Quốc đè nặng trên vùng Đông Nam Á" đăng trên nhật báo kinh tế Les Echos đã nêu rõ tác động của kinh tế Trung Quốc tới các nước Đông Nam Á sau khi Ngân hàng Thế giới (WB) công bố Báo cáo Cập nhật kinh tế khu vực Đông Á-Thái Bình Dương ngày 5/10.

WB đã ước tính rằng tăng trưởng ở các nước đang phát triển ở vùng Đông Nam Á sẽ chỉ còn 6,5% trong năm nay, sau khi đã tăng 6,8% trong năm 2014.

Nguyên nhân khiến tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Á bị trì trệ là do tác động từ nhiều khó khăn mà nền kinh tế Trung Quốc đang gặp phải, những khó khăn ngày càng rõ nét hơn vì lẽ chỉ mới tháng 4/2015, WB còn dự báo kinh tế Đông Nam Á sẽ tăng 6,7% trong năm nay.

Hai nước thuộc Đông Nam Á chuyên xuất khẩu nguyên liệu là Indonesia và Malaysia vốn rất bị lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc sẽ bị tác động mạnh nhất.

Từ mức tăng trưởng GDP 6% trong năm 2014, kinh tế Malaysia có thể chỉ đạt mức tăng 4,4% trong năm nay, trong khi đó Việt Nam lại khá hơn khi kinh tế được dự báo tăng trưởng 6% trong năm nay.

Về nguyên nhân sâu xa khiến kinh tế Trung Quốc tăng trưởng chậm lại được tờ Les Echos đưa ra là do nước này đang gặp phải những khó khăn trong công cuộc chuyển đổi từ một mô hình sản xuất tập trung vào xuất khẩu sang một mô hình tăng trưởng kinh tế dựa trên lĩnh vực dịch vụ và tiêu dùng nội địa.

Theo ông Sudhir Shetty, trưởng nhóm chuyên gia kinh tế WB phụ trách khu vực Đông Á và Thái Bình Dương, tăng trưởng kinh tế khu vực Đông Nam Á sẽ chậm lại do sự chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế tại Trung Quốc và thị trường thế giới chờ đợi khả năng Mỹ nâng lãi suất trong năm nay.

Các yếu tố đó có thể kéo theo tình trạng bấp bênh tài chính trong ngắn hạn, nhưng đó là những điều chỉnh cần thiết cho tăng trưởng bền vững dài hạn.

Theo QC

Vietnam+

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên