"Kinh tế Trung Quốc yếu hơn chúng ta tưởng"
Rất khó để dự đoán sức tiêu thụ của Trung Quốc – thị trường tiêu thụ nguyên liệu thô lớn nhất thế giới, vị CEO tỷ phú CEO nhận định trong một buổi trả lời phỏng vấn với Bloomberg.
- 20-08-2015Ngôi vị giàu nhất Trung Quốc lại có chủ mới
- 20-08-2015"Trò chơi tiền tệ" của Trung Quốc
- 20-08-2015Nỗi ám ảnh Trung Quốc trở lại với phố Wall
Ivan Glasenberg - Giám đốc điều hành tập đoàn giao dịch hàng hóa Glencore – vừa đưa ra nhận định rằng không ai có thể dự đoán được xu hướng của thị trường hàng hóa Trung Quốc.
Rất khó để dự đoán sức tiêu thụ của Trung Quốc – thị trường tiêu thụ nguyên liệu thô lớn nhất thế giới, vị CEO tỷ phú nhận định trong một buổi trả lời phỏng vấn với Bloomberg. Ngày hôm qua, Glencore báo cáo lợi nhuận nửa năm đầu giảm 56% và công ty này cũng cắt giảm doanh thu dự báo bộ phận giao dịch.
“Lúc này, không một ai có thể hiểu được Trung Quốc”, vị cổ đông lớn thứ 2 của Glencore cho biết. “Không một ai có thể biết được điều gì sẽ diễn ra và tôi vẫn đang đi tìm người nào đó có thể dự đoán chính xác từng bước đi của Trung Quốc. Nửa đầu năm nay, Trung Quốc tỏ ra yếu ớt hơn chúng ta tưởng.” Ông cho biết thêm.
Glasengerg – người chịu trách nhiệm mảng kinh doanh của công ty với đối tác Trung Quốc tại Hong Kong đang cố gắng lèo lái công ty vượt qua những cơn gió ngược mạnh nhất kể từ khi Glencore thực hiện vụ IPO 10 tỷ USD. Trong báo cáo thu nhập, Glencore tiếp tục cắt giảm chi phí vốn, đồng thời giảm thiểu nợ để duy trì cổ tức và vị trí trên bảng xếp hạng tín dụng.
Cổ phiếu Glencore giảm 9,7% xuống mức thấp kỷ lục chỉ còn chưa đầy 1 bảng Anh. Kể từ đợt phát hành cổ phiếu IPO năm 2011, cổ phiếu Glencore đã giảm 70% do chịu tổn thương từ nền kinh tế Trung Quốc giảm tốc và giá nguyên liệu thô chạm đáy thấp nhất 13 năm.
Tình hình tại Trung Quốc xấu đi và những đợt bán tháo ồ ạt đặc biệt là của các quỹ đầu cơ đã làm giảm giá kim loại đồng. Trong năm nay, giao dịch kim loại giảm 20% tại London.
Trung Quốc là trung tâm giao dịch hàng hóa do nước này sử dụng khoảng 40% nguồn cung đồng và một nửa nguồn cung nhôm trên thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế mạnh những năm 2000 đã tạo ra sự bùng nổ trong nhu cầu nguyên vật liệu đẩy giá tăng vọt.