MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Làng thép Trung Quốc khốn đốn vì chuyển đổi cơ cấu kinh tế

08-09-2015 - 15:21 PM | Tài chính quốc tế

Kinh tế Trung Quốc chuyển mình khiến các làng nghề sống chủ yếu vào nhà máy công nghiệp nặng bật gốc. Cuộc sống của người dân vì thế cũng lao đao.

Đặng Vạn Ấn vẫn còn nhớ như in cái ngày ông gặp người vợ của mình tại khu tập thể nhà nước cấp cho công nhân nhà máy. Khi đó, các cột khói cao chọc trời khu ngoại ô thành phố đã trở thành một phần cuộc sống. Ông coi các ống thép rèn 42 tuổi ở đây như người cha sinh ra mình.

Nhưng, bài phát biểu hôm qua của chủ tịch Tập Cận Bình đã chính thức lật cuộc đời của những người công nhân Trung Quốc sang một trang mới.

Vào một ngày cuối tháng 3, nhà máy tuyên bố đóng cửa.

Việc đóng cửa các nhà máy đã đẩy những người công nhân như ông Đặng đến bên bờ vực. Khoảng 16.000 công nhân đã hy sinh cả đời cho nhà máy sau 57 năm hoạt động sẽ được trả bổi thường.

Đó là kết quả của quá trình chuyển đổi cơ cấu kinh tế đau thương mà theo đó ngành công nghiệp nặng vốn là nguồn tăng trưởng của Trung Quốc nhạt phai dần trong bối cảnh nhu cầu giảm và đầu tư thừa thãi. Chính phủ Trung Quốc đang nỗ lực chuyển đổi nền kinh tế sang phụ thuộc nhiều hơn vào tiêu dùng, dịch vụ và sản xuất hàng công nghệ.

Quá trình chuyển đổi đau thương này rấy lên mối lo ngại rằng Bắc Kinh sẽ không kịp trở tay để chứng minh cho nhà đầu tư thấy rằng Trung Quốc sẽ sớm trở lại và hùng mạnh như xưa. Tháng trước, tăng trưởng ngành công nghiệp tiếp tục giảm xuống còn 6%, giảm gần 4 lần so với thời hoàng kim khi tốc độ tăng trưởng đạt 23%. Nhưng đó là chuyện của 1 thập kỷ trước

Số phận công nhân ra sao?

Sau khi được trả 150.000 NDT (khoảng 24.000 USD) tiền bồi thường tương đương với 6 năm làm việc sau 26 năm làm việc tại nhà máy, ông Đặng đang phải khổ sở tìm một công việc mới để chi trả tiền học phí cho con gái. Ông và 14 đồng nghiệp được nhà máy thuê lại để làm việc cho một phân xưởng nhỏ hơn mà không bị đóng cửa với mức lương như cũ nhưng không có trợ cấp. Tuy nhiên không một ai chịu ở lại vì họ đã không còn niềm tin với nhà máy.

Ở khu phía Bắc tỉnh Thành Đô, hàng ngàn người dân phải đi nơi khác để tìm việc làm. Những tấm bảng "Cho thuê" được xếp tràn lan trên phố. Chủ cửa hàng tiện lợi bên dưới khu chung cư xây dựng cho công nhân cho hay, “Tôi thậm chí còn không đủ tiền thuê cửa hàng, làm sao có thể bán hàng được ở đây nữa”. Bà thuê nhà hết 700 NDT/ tháng. Thời kỳ hoàng kim khoảng 10 - 15 năm trước đây, bà có thể kiếm ra 3.000 NDT/ tháng dễ như trở bàn tay.

3 năm trước đây, 5.000 công nhân đồng loạt tham gia đợt biểu tình dài 3 ngày đòi tăng lương theo đợt tăng lương của chủ nhà máy. Rút kinh nghiệm từ đợt đình công trước, sau khi tuyên bố đóng cửa, nhà máy đã chia làm 4 đợt sa thải nhân sự nhằm chống bạo động cục bộ.

Ngồi trong căn hộ hai phòng ngủ với người con gái 17 tuổi, ông Đặng chia sẻ, “Chúng tôi đều đã chuẩn bị sẵn tâm lý cho những điều tồi tệ sắp xảy ra. Khoản tiền bồi thường cũng chẳng có nghĩa lý gì ở hiện tại vì chúng tôi phải để dành cho con cái đi học đại học.” Kể từ ngày bị sa thải, ông đã sút gần 10 kg.

Hiện nay, ông Đặng đi bộ đi làm. Xe ô tô chở công nhân nhà máy đều không hoạt động nữa. Bữa trưa miễn phí cũng bị cắt bỏ.

Đơn vị ông làm hiện nay chỉ còn khoảng 1/4 số nhân viên ban đầu. Nhiều người trong số họ rỉ tai nhau nghi ngờ tại sao những người được bồi thường như ông Đặng vẫn được thuê trở lại. Không muốn làm việc với những ghen tuông và nghi kỵ, ông từ bỏ công việc sử dụng bộ não chuyển sang công việc sử dụng tay chân.

Áp lực xã hội cũng đè nặng lên vai ông Đặng. Trước đây, hai vợ chồng thường có những người bạn thân thiết đều làm ở nhà máy. Nhiều người giờ đã rời khỏi khu này. Đường Kiện – 29 tuổi, người đã sát cánh cùng ông Đặng trong cuộc biểu tình tăng lương năm 2012, sau khi nhận được tiền bồi thường cũng đã rời khỏi khu này. Khoảng 2/3 những người nghỉ việc bao gồm cả ông Đường đều không tìm được việc làm mới. Đường Kiện sử dụng khoản tiền bồi thường đốt vào những cuộc nhậu nhẹt suốt đêm.

Để giúp trang trải chi phí sinh hoạt, vợ ông Đặng đã phải đi đạp xích lô. Đối với những người công nhân nhà máy như cô, niềm tự hào là một cô công nhân giờ phải quay trở về làm người đạp xích lô khiến cô cảm thấy xấu hổ.

Bệnh viện trung tâm quận cũng được bán lại cho một công ty tư nhân và được tái cấu trúc. 115 bác sĩ và nhân viên được cung cấp bồi thường.

Một tòa nhà bỏ hoang trong khu từ đầu năm nay đã trở thành địa điểm đấu súng của bọn tội phạm. Tại một khu chung cư trước đây là nơi sinh sống của 2.000 công nhân giờ gần như bỏ hoang.

Giới chức địa phương đã hy vọng vào một tương lai giàu có với ngành du lịch và tầng lớp cư dân tiến bộ. Tháng 10 năm ngoái, các quan chức thành phố Thành Đô đã đưa ra một bản kế hoạch chi tiết trong đó cơ cấu lại ngành công nghiệp nặng thành một khu sản xuất công nghệ thông minh.

Tuy nhiên cho đến nay, các doanh nghiệp áp dụng phương thức sản xuất này đều không thành công. Chính phủ đang tích cực hỗ trợ bằng các khóa học bồi dưỡng. Trợ cấp thất nghiệp có thể phải kéo dài trong hai năm.

Ông Đặng cho biết, chắc chắn ngành thép sẽ không được duy trì đến thế hệ thứ ba tại Thành Đô. Sắp tới, con gái ông sẽ tốt nghiệp phổ thông và cô sẽ được tự do chọn nghề nghiệp của mình, chỉ cần không phải là ngành công nghiệp thép.

Thảo Trang

WSJ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên