MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Lật tẩy những mánh khóe gian lận trên báo cáo tài chính (P1)

21-11-2012 - 16:45 PM | Tài chính quốc tế

Hành vi gian lận có thể giúp các công ty thu về lợi ích. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp đã bị phanh phui và khi đó họ sẽ gặp rất nhiều rắc rối.

Sai sót về kế toán, để lộ thông tin hoặc thông tin sai sự thực đã khiến không ít công ty gặp phải nhiều rắc rối. Sự kiện sai sót của HP trong thương vụ mua lại hãng phần mềm Autonomy là ví dụ điển hình. 
Hành vi gian lận có thể giúp các công ty thu về lợi ích. Tuy nhiên, cũng có không ít trường hợp đã bị phanh phui và khi đó họ sẽ gặp rất nhiều rắc rối.

1. Sử dụng SPV

Special Purpose Vehicle – SPV - là những công ty con được thành lập để thực hiện một nhiệm vụ nào đó. Các công ty này thường được sử dụng cho mục đích chứng khoán hóa. Tuy nhiên, SPV cũng được sử dụng để giấu đi các giao dịch ẩn chứa nhiều rủi ro của tập đoàn mẹ hoặc các quan hệ không minh bạch của tập đoàn. 

Special Purpose Vehicle (SPV)
Trường hợp đáng chú ý nhất là vụ sụp đổ của Enron hồi năm 2001. Enron đã sử dụng các SPV để làm giảm quy mô các khoản nợ đồng thời khuếch đại lợi nhuận và nguồn vốn. 

2. Hoạch toán theo giá thị trường (Mark to Market – MTM)

Hoạch toán theo giá thị trường (MTM) là 1 tiêu chuẩn kế toán buộc các doanh nghiệp phải ghi nhận mức giá của tài sản trên bảng cân đối theo giá trị thị trường tại thời điểm hạch toán.

Mark to Market (MTM)

Tháng 6 và tháng 7/2007, Bear Stearns đã báo cáo 2 quỹ đầu cơ chính của hãng là Bear Stearns High-Grade Structured Credit Fund và High-Grade Structured Credit Enhanced Leveraged Fund đã phải giảm gần như toàn bộ giá trị của hầu như tất cả các tài sản trên bảng cân đối kế toán. Sự kiện này thổi bùng lo ngại cho rằng tác động tiêu cực sẽ lan rộng. 

Các ngân hàng trên khắp phố Wall cũng phải chịu những khoản lỗ khổng lồ do bút toán này. Tháng 10/2008, Ủy ban chứng khoán Mỹ (SEC) đã phải cân nhắc tạm thời chấm dứt cách hoạch toán này do lo ngại những khoản lỗ khiến cuộc khủng hoảng càng thêm tồi tệ. 

3. Repo 105

Thông thường, repo được sử dụng như một dạng vay thế chấp. Người bán trong một repo vay tiền của người mua và dùng assets của mình thế chấp bằng cách bán tạm cho người mua với cam kết sẽ mua lại sau một thời gian nhất định và với mức giá đã thỏa thuận trước. Chính vì vậy, các giao dịch repo là giao dịch tài trợ vốn chứ không phải giao dịch bán tài sản thực sự. 

Tuy nhiên, Repo 105 là 1 thủ thuật kế toán trong đó doanh nghiệp coi khoản vay ngắn hạn là một giao dịch bán đứt tài sản. Sau đó, doanh nghiệp có thể dùng số tiền mặt thu được để trả nợ và như vậy giảm số thể hiện trên bảng cân đối kế toán. 

Repo 105

Lehman Brothers đã giảm số nợ ngay trước khi công bố báo cáo tài chính quý bằng cách sử dụng thủ thuật này. Năm 2008, Lehman Brothers phá sản và thủ thuật Repo 105 bị phát hiện sau khi các cơ quan chức năng giám định sổ sách của hãng. 


4. Ghi nhận chi phí

Theo chuẩn mực kế toán thông thường, chi phí sẽ được ghi nhận khi hoạt động thanh toán diễn ra. 

Expense Recognition

Diamond Foods đã chuyển các khoản thanh toán cho người trồng hạt sang các kỳ báo cáo sau để có thể bù đắp chi phí của năm tài khóa 2011. Với chi phí giảm xuống, lợi nhuận của Diamond Foods cũng tăng lên khi hãng tiến hành đàm phán với Proctor & Gamble. 

5. Ghi nhận doanh thu

Theo chuẩn mực kế toán thông thường, doanh thu chỉ được ghi nhận khi doanh nghiệp thực hiện xong nghĩa vụ và không nhất thiết phải đợi đến khi đã nhận được tiền thanh toán. 

Revenue Recognition

Năm 2002, SEC đã phạt Xerox vì hãng đã thổi phồng doanh thu. Bằng bút toán ghi nhận doanh thu, doanh thu của hãng tăng thêm hơn 3 tỷ USD, dẫn đến lợi nhuận trước thuế tăng thêm 1,5 tỷ USD. Xerox đã ghi nhận doanh thu không đúng thời điểm. 

6. Công bố sai lệch về dòng tiền

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ là 1 trong 3 báo cáo tài chính quan trọng. Báo cáo này thể hiện dòng tiền chảy vào và chảy ra trong năm tài khóa của 1 doanh nghiệp. Do đó, đây là báo cáo thể hiện tốt nhất khả năng thanh khoản và tình hình hoạt động thực sự của công ty đó. 

Misrepresented Cash Flows

WorldCom đã sử dụng báo cáo lưu chuyển tiền tệ để che giấu các chi phí bằng cách chuyển chi phí hoạt động vào hoạt động đầu tư. Do đó, số tiền này không được ghi nhận vào mục chi phí. Bằng kế hoạch này, WorldCom đã thổi phồng dòng tiền thêm 3,8 tỷ USD và ghi nhận lãi thay vì lỗ. 

7. “Nhồi” kênh phân phối

Đây là thủ thuật trong đó nhà phân phối chuyển đến các nhà bán lẻ số hàng hóa nhiều hơn đã đặt. Họ làm vậy với mục đích tăng giá trị của các khoản phải thu trên bảng cân đối kế toán. 

Channel Stuffing

Krispy Kreme thừa nhận vào cuối các quý, họ đã gửi cho các cửa hàng phân phối số hàng nhiều gấp đôi so với lượng bình thường để có được kết quả kinh doanh giống với các dự báo trên phố Wall. Năm 2005, hãng buộc phải cam kết sẽ đánh giá lại tất cả các báo cáo tài chính trong quá khứ. 

8. Giấu lỗ trong các thương vụ mua lại

Các công ty có thể trả giá rất cao cho các nhà tư vấn tài chính khi họ thực hiện các vụ mua lại và sáp nhập. Nhiều hãng đã sử dụng kẽ hở này để giấu đi các khoản lỗ trước đó. 

Hiding Losses in Acquisitions

Olympus – người khổng lồ của ngành công nghệ Nhật Bản – đã có nhiều năm giấu lỗ bằng cách sử dụng phương pháp này. Theo thông cáo của Olympus, hãng này chỉ phát hiện ra vụ gian dối khi hợp tác với một ủy ban thứ ba để điều tra về các giao dịch bất minh trên liên quan đến hợp đồng mua sắm thiết bị y tế của tập đoàn Anh trị giá 2,2 tỉ USD hồi năm 2008. 

Trong gói chi trả này bao gồm khoản tiền tư vấn khổng lồ 687 triệu USD cùng khoản tiền 773 triệu USD cho 3 công ty trong nước - thực chất được sử dụng để che giấu thua lỗ trong hoạt động đầu tư chứng khoán. Khoản đầu tư vào 3 công ty trong nước đã hầu như bị xóa đi chỉ vài tháng sau khi hợp đồng kết thúc.

Thu Hương

huongnt

BI

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên