MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mô hình kinh tế Trung Quốc không lý tưởng cho nước Mỹ

31-08-2010 - 10:07 AM | Tài chính quốc tế

Dù lãnh đạo kinh tế Mỹ còn có điểm sai lầm, nhưng khi cần khuyến khích đổi mới và ứng dụng thực tế, người Mỹ vô địch. Nước Mỹ là đất nước của Apple, Google và Facebook.

Hãy quên đi kỳ nghỉ của phu nhân Tổng thống Obama hay vụ tràn dầu lịch sử tại vịnh Mêhicô. Trong tương lai, khi những nhà sử học nhìn lại mùa hè năm 2010, điều họ muốn nói đến nhiều nhất là sự nổi lên của Trung Quốc trong vai trò nền kinh tế lớn thứ 2 trên thế giới.

Nhìn chung, sự nổi lên của Trung Quốc mang lại điều tốt đẹp. Đằng sau việc Trung Quốc đi lên mạnh và Ấn Độ cũng “trỗi dậy” chính là câu chuyện của hàng trăm triệu người rất nghèo tham gia vào kinh tế toàn cầu và trở nên giàu hơn chút.

GDP tính bình quân đầu người của 2 nước này ở mức thấp trong suốt khoảng thời gian từ năm 1820 đến năm 1950. Sau đó từ năm 1950 đến năm 1973, GDP tăng 68% rồi tăng vọt 245% từ năm 1973 đến năm 2002.

Thế nhưng thế giới, đặc biệt là Mỹ cần cẩn thận nếu không sẽ học nhầm bài học từ sự đi lên của Trung Quốc.

Hiện nay nhiều người Mỹ, dù cánh tả hay cánh hữu, đang chê bai hiệu quả hoạt động của chính phủ. Ngoài ra nhiều chuyên gia kinh tế hay chính trị gia cao cấp của Mỹ ngưỡng mộ mô hình của chính phủ Trung Quốc. Nhiều chuyên gia, học giả như Stefan Halper, Ian Bremmer nhận mạnh rằng khi khủng hoảng toàn cầu xảy ra, mô hình của Trung Quốc hay “sự đồng thuận Bắc Kinh” có thể thay thể mô hình của Mỹ.

Họ đã hoàn toàn sai lầm. Mô hình quản lý kiểu tập trung phát huy tác dụng tốt nhất khi đưa xả hội khỏi đói nghèo sang thời kỳ công nghiệp, đặc biệt ở thời điểm công nghệ cần cho sự chuyển dời đó đã được phát triển ở chỗ khác. Cần nhớ trong thập niên 1930, 1940 và 1950, mô hình của Xô Viết khả thi cũng vì lý do đó.

Cho đến nay, sự đi lên của Trung Quốc vẫn chủ yếu là công nghiệp hóa nền kinh tế nông nghiệp nghèo. Mức GDP đầu người 3.600USD của Trung Quốc hiện nay gần tương đương với El Salvador và Albania. Người ta chưa nhìn thấy liệu Trung Quốc có thể đi bước tiếp theo và cạnh tranh ở giai đoạn cách mạng công nghệ và tài chính.

Khi Hàn Quốc trải qua sự chuyển dời tương tự vào thập niên 1980, chính phủ Hàn Quốc cũng đã thực hiện nhiều sự thay đổi mới theo hướng tự do hơn.

Một trong những thách thức lớn nhất của kinh tế Trung Quốc chính là để thị trường nội địa tăng trưởng mạnh, điều này đồng nghĩa với cho người Trung Quốc sức chi tiêu lớn hơn.

Hạn chế tiếp theo chính là sự đổi mới. Dù giới chính trị gia đang lèo lái kinh tế Mỹ còn nhiều khiếm khuyết thế nhưng nước Mỹ có một điểm mà chưa nước nào có thể sánh kịp: Khi cần đến sự đổi mới và đưa sự đổi mới đó vào cuộc sống, người Mỹ vô địch.

Mỹ là đất nước của Apple, Google và Facebook. Nước Mỹ có những phát minh mang tính dẫn dắt cuộc cách mạng công nghệ, và chỉ xã hội mở mới có thể tạo ra chúng.

Các nhà sử học hẳn vẫn đặt câu hỏi về việc tại sao vào thế kỷ 14, khi Trung Quốc đang bên bờ vực của cuộc cách mạng công nghệ thì bỗng nhiên mọi thứ dừng lại, thế đi đầu về thay đổi công nghệ về tay người châu Âu.

Lý giải nằm chính ở cái mà người ta đã ngưỡng mộ Trung Quốc ban đầu. Thiếu sự cạnh tranh chính trị, khó có thể mang lại sự chuyển dời về trọng tâm kinh tế từ khu vực này sang khu vực khác. Sự độc quyền khó có thể dẫn đến việc tự điều chỉnh.

Nước Mỹ không nên chỉ nhìn Trung Quốc đi lên. Ít nhất, các công ty, giới chính trị gia và người Mỹ cần thích ứng với sự chuyển dời từ vị trí siêu cường sang nhiệm vụ thích ứng trong thế giới đa cực.

Những người ngưỡng mộ Trung Quốc đúng khi họ nhìn vào dự án cơ sở hạ tầng lớn của Trung Quốc và đặt dấu hỏi tại sao người Mỹ không cùng nhau làm được cái gì lớn như vậy.

Người Mỹ chỉ nên học chứ không nên bắt chước người Trung Quốc. Để sáng tạo ra thế giới hiện đại, cần đến những thị trường và xã hội tự do.

Ngọc Diệp
Theo Reuters


ngocdiep

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên