MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Một cuộc chiến tiền tệ đang diễn ra?

21-10-2010 - 14:48 PM | Tài chính quốc tế

Có phải thời điểm của cuộc chiến tiền tệ với Trung Quốc đã đến? Câu trả lời dường như là có.

Tác giả bài viết là ông Martin Wolf, cây bút xuất sắc của Thời báo Tài chính Anh (FT).

Có phải thời điểm của cuộc chiến tiền tệ với Trung Quốc đã đến? Câu trả lời dường như là có.

Lý do chính trị và kinh tế của cuộc chiến chống lại Trung Quốc rất đáng thuyết phục. Tuy nhiên nhiều khả năng không có lựa chọn thay thế.

Chúng ta cần phải trả lời 4 câu hỏi: Trung Quốc có phải nước thao túng tiền tệ? Nếu có, điều này có quan trọng không? Cần yêu cầu Trung Quốc làm gì? Cuối cùng, liệu các nước khác có thể khiến Trung Quốc thay đổi chính sách mà không gây ra quá nhiều hậu quả xấu?

Câu hỏi thứ nhất dễ trả lời nhất. Nếu quyết định đầu tư hơn nửa GDP vào dự trữ tiền tệ không phải để thao túng tỷ giá thì có mục đích nào khác. Hơn thế nữa, với việc ngăn mọi ảnh hưởng của chính sách tiền tệ, chính phủ Trung Quốc đưa cơ chế tỷ giá điều chỉnh sang cơ chế tỷ giá cố định.

Chuyển đến câu hỏi thứ hai: điều này quan trọng đến mức nào? Thứ nhất, đó là chính sách bảo hộ. Bằng việc giữ tỷ giá ở mức thấp, Trung Quốc hỗ trợ việc sản xuất hàng hóa xuất khẩu và nhập khẩu thay thế. Bởi Trung Quốc đang đứng đầu thế giới về xuất khẩu, chính sách tỷ giá của nước này bóp méo thương mại thế giới.

Thặng dư tài khoản vãng lai của Trung Quốc không phải lời giải thích duy nhất đằng sau thâm hụt tài khoản vãng lai của Mỹ. Thực tế chính sách tiền tệ của Trung Quốc đã ảnh hưởng đến nhiều nước khác, nhóm nước nhập khẩu vốn cao không thể tận dụng tốt thặng dư tiết kiệm của nhóm nước mới nổi, dòng vốn từ nhóm nước nghèo sang nhóm nước giàu vẫn duy trì.

Hơn thế nữa, nếu nhóm nước thu nhập cao như Mỹ muốn có những người tiêu dùng thận trọng hơn và chặt chẽ hơn về tài khóa, họ cần phải hưởng lợi từ sự bùng nổ về đầu tư hay chuyển sang thặng dư tài khoản vãng lai. Chính xác hơn, nước Mỹ cần cả hai.

Ngoài ra, việc thặng dư tiết kiệm của Đức, Nhật và nhiều nước có thu nhập cao khác cũng như nhiều nước có thu nhập cao tăng và kinh tế toàn cầu trở lại ổn định cần nhóm nước thu nhập cao đang gặp khó khăn chuyển sang có thặng dư tài khoản vãng lai.

Kinh tế Trung Quốc năng động và thanh khoản cao nhất thế giới. Trung Quốc cũng sở hữu thặng dư tài khoản vãng lai lớn nhất thế giới. Nếu mọi sự chuyển hướng sang thâm hụt tạo ra ảnh hưởng lên nhóm nước mới nổi yếu hơn, cuối cùng, khủng hoảng tài chính sẽ đến. Thế nhưng nếu Trung Quốc có thể có thể chuyển thặng dư hiện nay sang thâm hụt với mức khoảng 300 tỷ USD/năm, rủi ro không đáng kể.

Cần trả lời câu hỏi thứ 3: Trung Quốc cần được yêu cầu làm gì? Sự điều chỉnh tỷ giá danh nghĩa không phải điều kiện cần và đủ để cân bằng kinh tế toàn cầu; điều đó không cần thiết bởi lạm phát cao sẽ mang đến thay đổi của giá cả tương đối và cũng không đủ bởi cần đến tăng trưởng tiêu dùng nội địa tính trên tương quan với sản lượng.

Các nhà hoạch định chính sách Trung Quốc có thể tính đến hạn chế can thiệp, chấm dứt việc cố gắng ngăn hậu quả của các chính sách tiền tệ và đặt mục tiêu tăng trưởng nhu cầu nội địa thực, tiêu dùng cá nhân và thặng dư tài khoản vãng lai và trong khi đó Trung Quốc cần sự thay đổi từ nhiều nơi khác, đặc biệt tại Mỹ.

Cần giải quyết được lo lắng của phía Trung Quốc về việc để tỷ giá tăng không chỉ hủy hoại ngành xuất khẩu mà có thể đẩy Trung Quốc vào thập kỷ mất mát như Nhật thập niên 1990. Trước năm 1985, đồng yên tăng giá mạnh ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu, chính phủ Nhật buộc phải áp dụng biện pháp nới lỏng tiền tệ để cứu nền kinh tế.

Tất nhiên, Trung Quốc không muốn vào cái bẫy tương tự. Chuyên gia Gabriel Stein của tổ chức nghiên cứu Lombard Street Research cho rằng 2 trường hợp trên khác hẳn nhau. Trung Quốc có tiềm năng tăng trưởng nhanh hơn Nhật thập niên 1980 bởi GDP bình quân đầu người của Nhật (tính theo ngang giá sức mua) gần tương đương Mỹ trong khi đó Trung Quốc chỉ bằng 20% của Mỹ. Ngoài ra, tiêu dùng Trung Quốc có tiềm năng tăng trưởng tốt hơn Nhật.

Việc dựa vào tín dụng tăng trưởng nóng là cách nguy hiểm để có được tăng trưởng chi tiêu nội địa tính trong tương quan với sản lượng. Điều đó cần cũng cần đến thay đổi cấu trúc trong nội tại nền kinh tế và phụ thuộc vào lập trường của người Trung Quốc.

Câu hỏi cuối cùng: làm sao để thuyết phục được Trung Quốc thay đổi chính sách? Người ta vẫn hy vọng vào các cuộc đối thoại. Nhóm nước còn lại thuộc G20 cần đoàn kết trong việc đưa ra lời kêu gọi. Thế nhưng nếu các nỗ lực đối thoại vẫn thất bại, cần tính đến giải pháp thay thế. Có thể tính đến tăng thuế thập khẩu.

Chuyên gia Fred Bergsten của viện Peterson kêu gọi chống lại các biện pháp can thiệp tiền tệ. Chuyên gia Daniel Gross của Trung tâm nghiên cứu chính sách châu Âu cho rằng cần cân nhắc sử dụng biện pháp quản lý thỏa hiệp, hai nước sẽ có quyền ngang nhau khi tiếp cận với thị trường, công cụ tài chính của nước kia. Với cách thứ 2, đề xuất của chuyên gia sẽ khả thi hơn.

Ý tưởng can thiệp vào thị trường vốn hấp dẫn hơn việc đưa ra biện pháp trừng phạt thương mại như Hạ viện Mỹ đã đưa ra vào tuần trước. Thứ nhất, hoạt động trừng phạt thương mại sẽ mang tính phân biệt đối xử bởi chẳng có lý do gì để áp thuế đối với mọi mặt hàng nhập khẩu chỉ để khiến Trung Quốc thay đổi cách hành xử của họ.

Điều đó cũng vi phạm nguyên tắc của Tổ chức thương mại thế giới (WTO). Cuộc chiến thương mại sẽ hết sức nguy hiểm. Việc khăng khăng yêu cầu Trung Quốc ngừng mua nợ của các nước khác miễn Trung Quốc kiểm soát chặt chẽ dòng vốn vào sẽ đưa thế giới theo hướng mở cửa thị trường.

Một số người lo sợ nếu Trung Quốc ngừng mua trái phiếu chính phủ Mỹ, sự sụp đổ sẽ đến. Không có gì không thể xảy ra bởi xét đến thặng dư tài chính của lĩnh vực tư nhân trên thế giới và vai trò của đồng USD. Nếu nước Mỹ làm yếu đồng USD, điều đó mang lại nhiều lợi ích chứ không phải tác hại.

Việc chấp nhận thực hiện chính sách đưa Trung Quốc thành nước nhập khẩu ròng có lợi cho chính người Trung Quốc và phần còn lại của thế giới. Đã đến lúc cần hành động.

Ngọc Diệp
Theo FT

ngocdiep

Trở lên trên