Một tỷ người tiêu dùng sẽ cứu kinh tế Trung Quốc?
Trung Quốc còn cả một chặng đường dài phía trước để có thể thúc đẩy người tiêu dùng phát huy hết tiềm năng tiêu dùng.
- 25-04-2014"Giấc mộng Trung Hoa" có thành?
- 09-05-2014Trung Quốc cải cách: Dò đá qua sông
Theo báo chí Trung Quốc, tham vọng của Deng Hong là xây dựng cả một thành phố ở trong một tòa nhà. Tháng 9 năm ngoái, ước mơ của tỷ phú này đã trở thành hiện thực khi New Century Global Centre chính thức khánh thành ở Thành Đô. Truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi đây là tòa nhà rộng nhất thế giới.
Trung tâm của tòa nhà này là khu mua sắm có diện tích khổng lồ. Nơi đây còn có bãi biển nhân tạo trong nhà dài 300m, sân trượt băng và rạp chiếu phim IMAX (trên thế giới mới chỉ có 320 rạp chiếu phim IMAX được xây dựng và hoạt động). Người Trung Quốc thường nói rằng quốc gia của họ “đất chật người đồng”. Tòa nhà này được xây dựng với hi vọng sẽ mang lại sự khác biệt.
Tuy nhiên, tỷ phú Deng không thể tham dự lễ khai trương. Ông bị nghi ngờ dính lứu đến scandal tham nhũng liên quan đến cả cựu bí thư thành ủy Thành Đô. Thậm chí, vụ án này còn có liên quan với quá trình điều tra cựu Ủy viên Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang.
(Xem thêm: Hồ sơ mang tên Chu Vĩnh Khang)
Những vấn đề Deng gặp phải khiến người ta có những liên tưởng không mấy dễ chịu. Các công trình tráng lệ sẽ củng cố danh tiếng của không chỉ thành phố đó mà của cả các quan chức địa phương. Theo Ủy ban nhà cao tầng và cư dân thành thị (một hiệp hội của Mỹ), Trung Quốc có khoảng 200 tòa nhà chọc trời có độ cao trên 250m, gấp 4 lần số lượng ở Mỹ.
ở hữu những mảnh đất và căn nhà đắt tiền.
Báo cáo đặc biệt của Economist về đô thị hóa ở Trung Quốc |
Ngay cạnh tòa nhà của tỷ phú Deng là tổ hợp văn phòng gợi nhớ đến sân vận động tổ chim của Bắc Kinh. Có kinh phí xây dựng 1,2 tỷ nhân dân tệ (tương đương 175 triệu USD), tòa nhà này được dự tính sẽ trở thành nơi đặt trụ sở của các cơ quan nhà nước ở Thành Đô. Tuy nhiên, sau khi vấp phải sự phản đối quá mạnh mẽ từ dân chúng, lãnh đạo Thành Đô quyết định chuyển sang một tòa nhà “giản dị” hơn ở gần đó.
Tuy nhiên, Global Centre vẫn là “tượng đài” biểu trưng cho một nhân tố ngày càng đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của kinh tế Trung Quốc: tiêu dùng. Chính phủ Trung Quốc đang kêu gọi người dân tiết kiệm ít hơn và chi tiêu nhiều hơn, sao cho tiêu dùng có thể giúp tăng trưởng bớt phụ thuộc vào đầu tư cơ sở hạ tầng. Ước mơ của tỷ phú Deng là lời tuyên bố của địa phương rằng họ cũng muốn có văn hóa tiêu dùng giống với những thành phố lớn như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu và Thâm Quyến. Thành Đô muốn đem đến những trải nghiệm tuyệt vời cho người đi mua sắm.
Thành Đô vươn lên
Là thủ phủ của tỉnh Tứ Xuyên, giống như thủ phủ của hầu hết các tỉnh, Thành Đô là đô thị loại 2. Thành phố này đang cố gắng vươn lên danh vị đô thị loại 1 – ngang bằng với Thượng Hải. Điều này cũng hợp với lãnh đạo Trung Quốc – những người đang cố gắng thúc đẩy tiêu dùng.
Nhờ vào những khoản đầu tư khổng lồ của chính phủ, khoảng cách giữa phía Đông giàu có và phía Tây kém phát triển hơn của Trung Quốc đã được thu hẹp. Theo Economist Intelligence Unit, cuối những năm 1990, GDP bình quân đầu người ở các tỉnh miền Tây chỉ bằng khoảng 1/3 so với 9 tỉnh duyên hải miền Đông. Tuy nhiên, năm 2012, tỷ lệ là hơn 50% - cao nhất kể từ khi Trung Quốc tiến hành cải cách vào cuối những năm 1970.
Global Centre đã sẵn sàng cho những khách hàng giàu có tới Thành Đô mua sắm: cung cấp bãi đỗ xe lên tới 15.000 chỗ. Thành phố này có hơn 3 triệu chiếc xe hơi cá nhân – cao thứ hai ở Trung Quốc, chỉ đứng sau Bắc Kinh.
Mặc dù vậy, giống như phần còn lại của đất nước, Thành Đô đang bắt đầu giảm tốc. Theo ước tính, GDP năm ngoái tăng trưởng khoảng 10% - thấp hơn 0,2% so với mục tiêu và là mức thấp nhất kể từ năm 1999.
Bức tranh trên cả nước cũng có màu sắc tương tự. Năm nay, Trung Quốc đặt mục tiêu tăng trưởng 7,5%, bằng với tốc độ năm ngoái và thấp hơn rất nhiều so với tốc độ hai con số của thập kỷ trước. Tuy nhiên, điều này không có nghĩa là chi tiêu của các hộ gia đình sẽ sụt giảm. Năm ngoái, doanh số bán lẻ tăng 11,5% sau khi tăng lần lượt 12m1 và 11,6% trong 2 năm trước đó. Một vài năm gần đây, chi tiêu của các hộ gia đình cũng tăng trưởng tốt.
Trung Quốc đang làm khá tốt quá trình “tái cân bằng”. Ngoại trừ năm ngoái, phần tăng trưởng GDP đóng góp bởi các hộ gia đình và chính phủ đã tăng lên. Năm 2012, lần đầu tiên bộ phận này đóng góp nhiều hơn hoạt động đầu tư. Năm ngoái, Trung Quốc cũng vượt Nhật Bản để trở thành nền kinh tế tiêu dùng lớn thứ 2 thế giới.
Làm thế nào để kích thích tiêu dùng?
Tuy nhiên, các lãnh đạo Trung Quốc có thể làm nhiều hơn thế để đạt được mục tiêu mà Thủ tướng Lý Khắc Cường đã đề ra hồi tháng Ba: tận dụng hết cỡ tiềm năng tiêu dùng của dân số 1 tỷ người. Theo chuyên gia kinh tế Tom Miller, 1/3 dân số thành thị Trung Quốc là người nhập cư từ nông thôn. Họ chiếm khoảng 40% lực lượng lao động thành thị và là lực lượng chính trong các ngành sản xuất và dịch vụ. Bộ phận này chi tiêu rất ít.
May mắn thay, điều này đang thay đổi nhờ cấu trúc dân số thay đổi. Năm 2012, số dân nằm trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 59 tuổi) bắt đầu suy giảm. Để đối phó với tình trạng thiếu hụt lao động trẻ và thiếu kỹ năng, các chính quyền địa phương bắt đầu nâng lương tối thiểu. Chính sách này hữu ích đối với những thành phố như Thành Đô và cũng tốt cho người nhập cư.
Dẫu vậy, biến bộ phận này thành những người chi tiêu hào phóng vẫn là một chặng đường dài. Trung Quốc nên bắt đầu bằng thay đổi quy trình đăng ký hộ khẩu, cho phép họ hưởng đầy đủ trợ cấp xã hội và các dịch vụ công, từ đó thúc đẩy năng lực tiêu dùng. Người nhập cư có tỷ lệ tiết kiệm cao một cách bất thường. Theo Chi Fulin, chuyên gia đến từ Viện nghiên cứu và phát triển Trung Quốc, những người nhập cư từ nông thôn trung bình sẽ chi tiêu nhiều hơn 2,7 lần khi chuyển tới thành thị, Tuy nhiên, họ phải tích cực tiết kiệm để bù đắp các khoản phúc lợi không được hưởng. Nếu có thể đổi hộ khẩu, chi tiêu sẽ tăng gấp 3.
Đối với hầu hết người nhập cư, đổi hộ khẩu là điều gần như bất khả thi. Dù đã sống bao lâu ở thành phố, họ và con cháu họ vẫn chỉ là người nhập cư.
Thu Hương