MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Mỹ, Nhật, Liên minh châu Âu “chiến” với Trung Quốc về đất hiếm

13-03-2012 - 21:22 PM | Tài chính quốc tế

Trong Quốc nắm tới 90% tổng lượng dự trữ đất hiếm của thế giới và luôn có tiếng nói áp đảo đối với tài nguyên này trên thế giới.

Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật đã cùng hợp tác trong vụ kiện chống lại Trung Quốc tại Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) xung quanh vấn đề Trung Quốc kiểm soát hoạt động xuất khẩu đất hiếm.

Tổng thống Obama dự kiến sẽ thông báo quyết định mới nhất này vào cuối ngày thứ Ba. Thế nhưng trong bài phát biểu tại Brussels, ông Karel De Gucht, cao ủy thương mại châu Âu, khẳng định biện pháp hạn chế xuất khẩu đất hiếm của Trung Quốc (đất hiếm bao gồm 17 nguyên tố sử dụng trong hoạt động sản xuất nhiều sản phẩm, từ vũ khí cho đến điện thoại BlackBerry) đang tác động xấu đến các công ty sản xuất châu Âu và cần phải loại bỏ.

Trung Quốc sản xuất khoảng hơn 90% tổng lượng đất hiếm của thế giới. Việc Trung Quốc thắt chặt nguồn cung đất hiếm đã khiến cả thế giới lo lắng. Năm 2010, Trung Quốc bất ngờ cắt nguồn cung đất hiếm sang Nhật sau một bất đồng về chính trị.

Trong ngày thứ Ba, đại diện phía Trung Quốc đã lên tiếng bác bỏ buộc tội của Mỹ, Liên minh châu Âu và Nhật, khẳng định: “Trung Quốc sẽ tiếp tục áp dụng các quy định quản lý hoạt động xuất khẩu đất hiếm theo quy định của WTO.” Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc tuyên bố: “Chính phủ nhiều nước khác có đất hiếm sẽ tự phát triển nguồn cung đất hiếm để cùng chia sẻ gánh nặng với Trung Quốc.”

Tân Hoa Xã, cơ quan thông tấn thuộc Nhà nước Trung Quốc, khẳng định động thái của phía Mỹ, Nhật và Liên minh châu Âu không công bằng và có thể tác động đến mối quan hệ kinh tế trong nhóm các cường quốc kinh tế lớn nhất thế giới.

Tân Hoa Xã đưa tin: “Mỹ tốt hơn nên ngồi cùng đàm phán với Trung Quốc và giải quyết các bất đồng thông qua đối thoại chứ không nên quốc tế hóa vấn đề này.”

Phía Trung Quốc lý giải hoạt động thắt chặt quy định xuất khẩu có nguyên nhân từ việc ngăn hoạt động khai thác đất hiếm trái phiếu. Để giúp ngành hoạt động hiệu quả hơn, chính phủ Trung Quốc đã thắt chặt kiểm soát đối với hoạt động khai thác đất hiếm nội địa và công bố hạn chế xuất khẩu, dù biện pháp quy định này tại từng vùng có khác nhau.

Ngọc Diệp

ngocdiep

AFP,FT

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên