MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Năng lượng hạt nhân đe dọa Abenomics

30-08-2013 - 08:25 AM | Tài chính quốc tế

Nếu không tái hoạt động các nhà máy hạt nhân thì Nhật Bản sẽ phải đối mặt với nhiều nguy cơ kinh tế. Trong khi đó người dân cho rằng việc ấy sẽ "biến Nhật Bản thành địa ngục".

Yumi Murakami, một người phụ nữ Nhật Bản 64 tuổi, đã có mặt trong cuộc biểu tình tuần hành đến tư dinh Thủ tướng tại địa điểm quen thuộc trước tòa nhà bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản tối thứ Sáu với những khẩu hiệu "Không Hạt Nhân". 

Bà cho biết từ sau vụ lõi lò phản ứng hạt nhân nhà máy Fukushima Daiichi tan chảy do tác động của sóng thần hơn hai năm về trước, tuần nào bà cũng phải cầu nguyện. Ban quản lý nhà máy Fukushima tiết lộ rằng người ta phát hiện 300 tấn nước nhiễm xạ đã bị rò rỉ từ hàng trăm bồn chứa tạm bợ đựng nước làm mát các lò phản ứng bị nóng chảy. Bà Murakami cho biết: "Cuộc biểu tình tuần này mang tính sống còn."

Công ty điện lực Tokyo (Tepco) thú nhận rằng dòng nước đó có thể trôi ra biển khiến ngư dân địa phương phải đình chỉ hoạt động vô thời hạn. Bà Murakami nói: "Không thể tiếp tục hủy hoại cuộc sống của người dân nữa. Tái hoạt động lò phản ứng hạt nhân sẽ biến Nhật Bản thành địa ngục."

Lợi ích kinh tế và sự ủng hộ của người dân: chọn cái nào?

Thủ tướng Shinzo Abe đang thực hiện chuyến công du năm ngày tới Trung Đông nên đã không ở đó để tận mắt chứng kiến cuộc biểu tình. Tuy nhiên Thủ tướng nhận thức sâu sắc được sự căng thẳng giữa nhu cầu kinh tế và sự bất ổn của người dân mà cuộc bầu cử đã không đưa ra được nhiều biện pháp giải quyết. Đảng Tự Do Dân Chủ của ông Abe - đảng duy nhất không kêu gọi việc loại bỏ điện hạt nhân - đã giành được quyền kiểm soát Thượng viện trong quốc hội một cách nhẹ nhàng. Nhưng lượng người đi bầu không nhiều được như đợt bầu cử Hạ Viện trong tháng 12.

Các cuộc thăm dò dư luận cho thấy một số lượng đáng kể người dân Nhật Bản phản đối việc tái hoạt động 50 lò phản ứng hạt nhân từng ngừng hoạt động trong bối cảnh cuộc khủng hoảng hạt nhân Fukushima. Trừ hai lò phản ứng, tất cả đều vẫn chạy không. Cuộc khảo sát của Đài truyền hình Nhật Bản NHK trong tháng cho thấy chỉ 24% người Nhật ủng hộ việc này.

Tuy nhiên đối với ông Abe, phục hồi năng lượng hạt nhân là một phần quan trọng trong kế hoạch khổng lồ kéo Nhật Bản thoát khỏi tình trạng giảm phát dai dẳng suốt 20 năm qua. Theo lý thuyết của ông Abe, nếu các lò phản ứng hạt nhân không hoạt động, các công ty và hộ gia đình trên khắp đất nước nghèo tài nguyên này sẽ mãi mãi phải đối mặt với nguy cơ giá điện cao chót vót và đè nặng lên nhu cầu chung. 

Các công ty trong nước không thể đầu tư xây dựng nhà máy vì chi phí thắp sáng, đốt nóng quá cao còn các công ty nước ngoài cũng xa lánh Nhật Bản vì lý do tương tự. Một số nền tảng cơ sở của chính sách kinh tế Abe vốn được thiết kế để đưa Nhật Bản trở thành một nền kinh tế năng động, cạnh tranh hơn sẽ sụp đổ tức thì.

Những lập luận ủng hộ

Nobuo Tanaka, cựu giám đốc điều hành Cơ quan Năng lượng Quốc tế tại Paris, hiện đang là cố vấn cho một nhóm nghiên cứu tiền hạt nhân tại Nhật Bản nhận định: "Không có năng lượng hạt nhân chúng ta sẽ phải đối mặt với nguy cơ lớn khi Mỹ đang có khí đá phiến sét siêu rẻ và Trung Quốc thì đang thừa mứa than. Thuyết phục được công chúng rằng năng lượng hạt nhân là rủi ro mà chúng ta cần chấp nhận là trách nhiệm chính trị. Liệu chúng ta có làm được không?"

Chính phủ Nhật Bản cho biết hiện họ đang nỗ lực làm sạch khu vực Fukushima trải dài 240 cây số phía Đông Bắc Nhật Bản; chỉ đạo Tepco đẩy mạnh giám sát các bồn chứa; đang cân nhắc việc trợ cấp tiền và đưa các nhà đàm phán đến làm việc với các ngư dân; đồng thời tìm kiếm sự hỗ trợ từ quốc tế.

Yojiro Hatakeyama, người đứng đầu chính sách chương trình hạt nhân tại Bộ Kinh tế nói: "Nếu nói tình trạng này vượt quá khả năng quản lý của Tepco không có nghĩa họ không thể tiếp tục gánh vác. Vai trò có thể thay đổi chút ít nhưng họ vẫn phải chịu trách nhiệm chính cho vụ bỏ hoang nhà máy này. Họ là những chuyên gia biết rõ nhà máy và từng đường ống trong đó."

Những ý kiến phản đối

Điều đó chưa đủ cho những người phản đối. Tetsunari Iida, giám đốc điều hành tại Viện Chính sách Năng lượng Bền vững miêu tả Tepco (phần lớn sở hữu bởi chính phủ) như một "công ty thây ma": nợ nhiều, trông chờ vào các khoản cứu trợ để duy trì và  đang gồng mình nuôi quá nhiều thạc sĩ. "Công ty vừa phải xoay sở kiếm tiền bằng cách cung cấp điện, vừa phải nỗ lực đền bù cho các nạn nhân, duy trì cho Fukushima an toàn trong 40 năm. Một thực thể không thể gồng gánh ba nhiệm vụ khác nhau như vậy".

Michi Ishizuka, nhà nghiên cứu 62 tuổi tại một trường đại học còn phân loại nhóm những người biểu tình hôm thứ Sáu còn cho rằng "Sự kiện tuần này có lẽ đã thể hiện một tín hiệu rõ ràng. Không thể tiếp tục lưu trữ lượng nhiễm xạ được nữa. Tôi không mấy tin tưởng rằng người ta có đủ khả năng kiểm soát nó."

Thùy An

huongnt

FT

Trở lên trên