MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Ngân hàng đầu tư: Đừng mơ tưởng nữa!

28-05-2013 - 08:09 AM | Tài chính quốc tế

Ngành ngân hàng đầu tư đã bị thu hẹp đáng kể, nhưng các ngân hàng lớn nhất vẫn sẽ làm tốt.

Các nhân viên ngân hàng đầu tư là những người thông minh sáng láng. Một vài bộ óc lớn nhất của thế hệ này đang tìm kiếm các biện pháp cải cách thị trường tín dụng nhằm mang những ngày đẹp tươi trước khủng hoảng tài chính quay trở lại. Tuy nhiên, hành trình trở về sẽ rất chậm chạp và không phải “ai cũng được lên tàu”. 

Ngân hàng đầu tư vẫn đang trong quá trình tìm kiếm các sản phẩm mới lạ và hấp dẫn. Ở thời điểm hiện tại, sản phẩm được kỳ vọng nhiều nhất chính là “quản lý tài sản đảm bảo” (collateral management): giúp các định chế tài chính và công ty quản lý tài sản đảm bảo mà họ đang sở hữu hoặc sử dụng trong các hợp đồng chứng khoán phái sinh. Điều này nghe có vẻ nhàm chán và buồn tẻ. Tuy nhiên, JPMorgan lại cho rằng mỗi năm họ có thể thu được khoảng 500 triệu USD từ mảng này.

Chuyển đổi tài sản đảm bảo (collateral transformation) cũng là mảng đang nổi lên và thu hút được nhiều chú ý. Ngân hàng hi vọng sẽ chuyển đổi những tài sản có thanh khoản thấp (như trái phiếu rác) sang tiền mặt hoặc những tài sản có tính thanh khoản cao và được chấp nhận làm tài sản đảm bảo ở mọi nơi (như trái phiếu chính phủ). Tất nhiên, các nhà quản lý vẫn tỉnh táo trước điều này, họ lưu ý rằng cơ chế này có nhiều điểm tương tự với cơ chế đã gây nên khủng hoảng tài chính.

Mặc dù vậy, cả hai loại hình kinh doanh trên đều khó có khả năng bù đắp những khoản lỗ khổng lồ trong hoạt động giao dịch. Trong một báo cáo mới đây,  Morgan Stanley rút ra kết luận chuyển đổi tài sản đảm bảo sẽ đem lại doanh thu tối thiểu ở mức 5 – 8 tỷ USD cho các ngân hàng. Trong khi đó, kể từ năm 2009, các ngân hàng đầu tư đã chứng kiến thu nhập sụt giảm 100 tỷ USD.

Với triển vọng tăng trưởng mờ mịt, mỗi ngân hàng đều sẽ cố gắng chiếm được miếng bánh lớn nhất trong chiếc bánh vốn đã nhỏ nhoi. Xu hướng ngày càng trở nên rõ ràng. Những ngân hàng có qui mô lớn sẽ tiếp tục mở rộng thị phần. 

Chắc chắn là, quá trình chuyển đổi sẽ có những hạn chế. Đầu tiên, các ngân hàng nội địa ở tất cả các nước (phát triển và đang phát triển) có nhiều khả năng thống lĩnh sân nhà. Các công ty địa phương giúp hoạt động cho vay phát triển trong khi các chính phủ tạo điều kiện thuận lợi trong hoạt động bán trái phiếu. 

Thứ hai, các nhà đầu tư định chế không muốn những thị trường chủ chốt như giao dịch trái phiếu và cổ phiếu bị thu hẹp quá mức. Do đó, họ sẽ tạo điều kiện đủ để 5 hoặc 6 ngân hàng lớn nhất có thể cạnh tranh với ngân hàng lớn nhất. 

Các ngân hàng chuyên biệt qui mô nhỏ cũng sẽ sống sót. Mối quan hệ giữa một công ty và ngân hàng giao dịch của công đó thường tập trung ở giám đốc tài chính hoặc thủ quỹ. Tuy nhiên, các giám đốc điều hành mới là người được tin cậy. Điều này có nghĩa là các công ty tư vấn như  Moelis & Co, Evercore, Rothschilds và Lazard ngày càng đóng vai trò quan trọng. 

Dẫu vậy, một nhóm các ngân hàng toàn cầu vốn đã bao phủ các thị trường vốn sẽ tiếp tục bành trước. Kian Abouhossein, chuyên gia phân tích đến từ JPMorgan, dự báo rằng trong năm 2014, 6 ngân hàng đầu tư lớn nhất (gồm JPMorgan, Goldman Sachs, Morgan Stanley, Barclays, Citi và Deutsche Bank) sẽ nắm giữ khoảng 50% lợi nhuận của ngành. Trong khi đó, 10 ngân hàng nhỏ nhất sẽ chỉ chiếm khoảng 10%. 

Và, danh sách những gã khổng lồ của ngành ngân hàng đầu tư cũng không ngừng biến đổi. Ở thời điểm hiện tại, danh sách này bao gồm hai ngân hàng đầu tư đơn thuần là Goldman Sachs và Morgan Stanley. Tuy nhiên, thị phần của Morgan Stanley ở các thị trường chủ chốt đã sụt giảm mạnh trong những năm gần đây. Morgan Stanley có nhiều thể bị vượt qua bởi HSBC – ngân hàng đã lặng lẽ tăng gấp đôi mảng ngân hàng đầu tư trong những năm gần đây. 

Các ngân hàng như Morgan Stanley, UBS, Credit Suisse và BNP Paribas hay Société Générale sẽ không biết mất mặc dù đã thu hẹp đáng kể hoạt động. Bằng cách tập trung vào thị trường hẹp hơn và phục vụ chủ yếu là khách hàng trong nước, họ vẫn có thể thu được đủ lợi nhuận.  Tuy nhiên, tham vọng trở thành ngân hàng đầu tư toàn cầu không còn là mục tiêu hàng đầu. 

Các ngân hàng lớn đứng trước áp lực rất lớn buộc họ phải cắt giảm chi phí – và họ sẽ phản ứng bằng cách vươn xa hơn để tận dụng lợi thế về qui mô. Tuy nhiên, nghịch lý là ở chỗ luật lệ chặt chẽ hơn (vốn được cho là sẽ thuần phục được các ngân hàng quá lớn để sụp đổ) đang góp phần tạo nên những định chế tài chính lớn hơn, có hệ thống hơn và quan trọng hơn. 

Thu Hương

huongnt

Economist

Trở lên trên