MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Nhìn lại thảm kịch trên TTCK Mỹ năm 1929

08-12-2011 - 09:03 AM | Tài chính quốc tế

Từ thảm kịch, có thể thấy câu nói của tỷ phú Warren Buffett “Hãy biết sợ hãi khi người khác tham lam” cực kỳ chính xác.

Sau khi thị trường chứng khoán có khoảng thời gian tăng điểm ấn tượng suốt gần 1 thập kỷ, đời sống xã hội trở nên xa hoa, giá trị xã hội cũng như văn hóa thay đổi. Người Mỹ tin rằng thị trường chứng khoán và khoảng thời gian tốt đẹp sẽ kéo dài mãi mãi.

Ngày 03/09/1929, TTCK Mỹ leo lên mức cao chưa từng có, chỉ số công nghiệp Dow Jones lên mức đỉnh cao 381,17 điểm.

Ngày 24/10/1929, ngày được biết đến với cái tên “ngày thứ Năm đen tối”, thị trường giảm điểm tồi tệ, giá cổ phiếu rớt “thẳng đứng”. Thị trường mất 11% giá trị. Nhà đầu tư cố gắng đổ tiền vào cứu thị trường thế nhưng chẳng làm thay đổi được tình thế.

Ngày 29/10/1929, vào “ngày thứ Ba đen tối”, TTCK lại sụt giảm mạnh. Nhà đầu tư hoảng sợ lao đến phố Wall tìm hiểu xem thực tế chuyện gì đang diễn ra. Nhiều người khác đổ xô đến ngân hàng rút toàn bộ tiền về. TTCK trong ngày 29/19 sụt 12%.

Hãy cùng nhìn lại thảm kịch trên TTCK Mỹ năm 1929 qua ảnh:

Đây là ấn bản của Brooklyn Daily Eagle (nay đã ngưng hoạt động) vào ngày 24/10/1929

Nhà đầu tư tụ tập thành đám đông to nhỏ trên phố đọc tin về ngày thị trường chứng khoán Mỹ mất 11%

Không khí hoảng sợ bao trùm trên sàn chứng khoán

Ngày sau đó, các báo đưa tin tích cực hơn, nhà đầu tư lại trở lại giao dịch bình thường, chờ đợi thông tin mới

Đêm trước “ngày thứ Ba đen tối”, bà Cornellius Vanderbilt đi xem hát tại nhà hát trung tâm. Chẳng ai quan tâm nhiều đến chỉ số công nghiệp Dow Jones.

“Ngày thứ Ba đen tối”, TTCK Mỹ chấn động, đám đông bao vây lấy phố Wall.

Đám đông tụ tập ở khu vực đối diện sàn giao dịch chứng khoán

Nhiếp ảnh gia đã phải leo lên nóc nhà để chụp được bức ảnh về hàng dài dằng dặc người đồ ra khu phố xung quanh thị trường chứng khoán

Bên trong sàn giao dịch chứng khoản, nhà đầu tư giao dịch trong hoảng sợ

Người ta đua nhau đến ngân hàng rút sạch tiền về

Từ ngày 28/10 đến ngày 29/10, giá trị vốn hóa thị trường mất tới 30 tỷ USD. Có thể hiểu tại sao người ta hoảng sợ đến thế

Thông tin dự thảo luật Smoot-Hawley Tariff áp dụng để tăng thuế đối với 20 nghìn loại mặt hàng nhập khẩu đang được trình lên Quốc hội Mỹ khiến thị trường phát điên.

Ngày 30/10/1929, New York Times lạc quan mọi chuyện sẽ khá hơn

Đến tháng 11/1929, các tờ báo đồng loạt đưa tin bi quan và dự báo về khả năng thị trường khó khăn trong 12 năm tới

Khi cuộc sống quá khó khăn, người ta buộc phải mang bất kỳ vật dụng nào còn giá trị trong nhà ra bán để lấy tiền sống qua ngày


Ngọc Diệp

ngocdiep

Trí Thức Trẻ

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên