MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

NHTW của các nước giàu: Bồ câu bay trên diều hâu

13-03-2013 - 16:11 PM | Tài chính quốc tế

Chính sách tiền tệ giữ lãi suất thấp để kích thích tiêu dùng trong nước, qua đó kích thích sản xuất và tăng việc làm là xu hướng được ngân hàng trung ương (NHTƯ) các nước giàu lựa chọn.

Trong bốn năm qua, NHTƯ của các nước giàu đã cố hết sức để phục sinh nền kinh tế của họ bằng chính sách tiền tệ vừa hợp vừa phi quy ước.

Bây giờ, khi lãi suất ngắn hạn dừng mãi ở mức gần như 0% và bảng cân đối kế toán của họ chất đầy trái phiếu chính phủ, các NHTƯ Mỹ, Anh và Nhật đang thử nghiệm cách tiếp cận mới: kết hợp chính sách tiền tệ với những cam kết nhằm thay đổi kỳ vọng của công chúng về lãi suất, lạm phát và tăng trưởng.

Ý hướng thay đổi này lại càng tăng hơn với khả năng có lãnh đạo mới tại NHTƯ Nhật và Anh, và ưu thế ngày càng tăng của "phe bồ câu" tại Mỹ (chủ trương giữ lãi suất thấp để kích thích tiêu dùng trong nước, qua đó kích thích sản xuất và tăng việc làm).

Chấp nhận lạm phát cao hơn, ít nhất là trong ngắn hạn, nhằm đạt được sản lượng cao hơn là một thay đổi lớn. Bởi vì các NHTƯ hàng đầu từ lâu nay vẫn cố giữ lạm phát thấp. Những nhà đầu tư trái phiếu đã bắt đầu dự liệu mức lạm phát cao hơn, nhưng các NHTƯ sẽ theo đuổi chính sách này tới mức nào thì chưa xác định được.

Thủ tướng Nhật Shinzo Abe đã dùng cụm từ "thay đổi chế độ” để mô tả việc NHTƯ Nhật chấp nhận nâng mức lạm phát từ 1% lên 2% và theo đuổi mục tiêu này bằng việc mua thêm tài sản đầu tư không hạn chế.

Người ta kỳ vọng còn có biện pháp mạnh hơn khi Masaaki Shirakawa, Thống đốc NHTƯ Nhật hiện nay, mãn nhiệm vào 19/3. Dưới quyền Masaaki Shirakawa, NHTƯ Nhật đã mua thêm nhiều tài sản nhưng ông bị phê phán là làm giảm tác động tích cực khi liên tục nói rằng như thế chưa đủ để kết thúc giảm phát, và tìm cách kéo dài thời điểm đáo hạn cho trái phiếu mà NHTƯ đã mua.

Mark Carney, người sẽ lên làm Thống đốc NHTƯ Anh vào tháng 7 tới, cũng cho thấy tín hiệu về "thay đổi chế độ” khi nói rằng "các NHTƯ phải thường xuyên tổng kết xem họ đạt các mục tiêu chính sách đến mức nào và nếu cần thì phải xem lại mục tiêu GDP danh nghĩa" (tức tổng sản lượng thuần chưa tính lạm phát).

NHTƯ của Anh, hiện do Carney điều hành, đều đặt mục tiêu lạm phát 2% nhưng vẫn cho phép dao động ngắn hạn để khuyến khích tăng trưởng. Lạm phát đã vượt quá chỉ tiêu 2% của NHTƯ Anh trong gần 8 năm qua.

Trong phiên họp ngày 7/1 nói trên, Ủy ban Chính sách Tiền tệ Anh nói rằng họ sẽ tiếp tục để nguyên như thế thêm hai năm nữa, tuy có 1/3 số ủy viên ủng hộ nới lỏng định lượng hơn (tức bơm thêm tiền vào thị trường, cho phép lạm phát cao hơn).

Quỹ Dự trữ Liên bang (giữ vai trò NHTƯ ở Mỹ, thường gọi tắt là FED) có một sứ mệnh từ thập niên 1970 là cố gắng đạt toàn dụng nhân lực và lạm phát thấp.

Trong thực tế, lạm phát luôn được ưu tiên. Nhưng trong một tuyên bố về mục tiêu và chiến lược dài hạn một năm trước đây, FED thừa nhận có giằng co giữa việc theo đuổi toàn dụng và kiềm chế lạm phát, họ cần cân đối hai bên, tập trung vào mục tiêu nào có thể đạt cao nhất so với mức độ chấp nhận được.

Sau đó, FED hứa hẹn nới lỏng định lượng mạnh mẽ để cải thiện tình trạng thất nghiệp, xác định ngưỡng tối đa 6,5% cho thất nghiệp trước khi tính đến chuyện tăng lãi suất.

Tuy Ben Bernanke, Chủ tịch FED, chủ trì bước chuyển biến này, nhưng những người công khai ủng hộ chủ trương trên là một nhóm chuyên viên theo hướng "bồ câu", nhất là Charlie Evans, Giám đốc Chicago của FED, và Janet Yellen, Phó chủ tịch FED. Bà Yellen là người chịu trách nhiệm soạn thảo tuyên bố nói trên và có thể sẽ kế nhiệm ông Ben Bernanke.

Những quan điểm trên sẽ định hình các chính sách của FED như thế nào thì chưa ai rõ. Vẫn còn đó dấu hỏi về việc cuộc thử nghiệm này của các NHTƯ có thể đạt được điều gì: vì lợi tức từ trái phiếu đã thấp quá rồi, lợi suất biên tế do việc đưa nó xuống thấp hơn có lẽ chẳng có được. Còn lúc này, các thị trường chứng khoán sôi nổi có vẻ là nơi hấp dẫn giới đầu tư hơn vì chúng có thể đem lại lãi suất cao hơn.

Theo Phạm Viên Phương
DNSG

huongnt

CÙNG CHUYÊN MỤC

XEM
Trở lên trên