MỚI NHẤT!

Đọc nhanh >>

Những "điểm nóng" ảnh hưởng đến kinh tế thế giới năm 2015

02-01-2015 - 09:14 AM | Tài chính quốc tế

Các quần đảo ở biển Đông và biển Hoa Đông. Narva. Fezzan.

Không nhiều người biết đến những địa danh này trên bản đồ thế giới. Tuy nhiên, theo Bloomberg, trước năm 2014 có lẽ bạn cũng chưa hề nghe đến Donetsk (Ukraine) hay Raqqa (Syria) và diễn biến ở những nơi này đã trở thành tâm điểm của thế giới trong năm vừa qua.

Theo dự đoán của các chuyên gia, năm 2015, thế giới có khả năng phải chứng kiến những tranh chấp với một số kịch bản: tranh chấp giữa Trung Quốc và các nước láng giềng ở vùng biển châu Á, phiến quân Hồi giáo ở vùng tự trị phía nam Libya tấn công vào Tây Phi hay sự bùng nổ của Bắc Triều Tiên.

Những điểm nóng còn phải kể đến khác là sự can thiệp của Nga vào các nước Baltic, phong trào Palestine thứ ba, cuộc tấn công của Israel vào Iran và sự lao dốc tiếp diễn của giá dầu làm chao đảo nhiều nền kinh tế từ Nga tới Venezuela.

 “Chúng ta không thể dự đoán cuộc khủng hoảng tiếp theo, tuy nhiên chúng ta có thể thấy những nơi lửa đang âm ỉ cháy”, Michael Clarke, người đứng đầu Tổ chức Nghiên cứu Royal United Services Institute, London cho biết. 

Một vài nhà phân tích dự đoán rằng một hiệp ước thương mại giữa Ukraine và Liên minh châu Âu sẽ dẫn tới những bế tắc tồi tệ nhất kể từ khi chiến tranh lạnh kết thúc. Hay trong một bối cảnh khác, sức mạnh của Nhà nước hồi giáo đã từng bị đánh giá thấp ở nhiều quốc gia trước khi thế giới chứng kiến cuộc tấn công của lực lượng này vào Iraq.

"Rủi ro địa chính trị sẽ diễn ra rất phổ biến trong năm tới: "Không có mâu thuẫn nào của năm nay, cho dù đó là Ukraine, Trung Đông hay tranh chấp giữa Trung Quốc và Nhật Bản, sẽ có khả năng được hòa giải trong năm tới," Russ Koesterich, Chiến lược gia đầu tư tại Tổ chức BlackRock, Inc, New York nhận định. "Những xung đột đóng băng này sẽ tiếp diễn một thời gian và đôi khi sẽ bùng nổ như đã xảy ra trong năm 2014."

Tiền tệ lao đao

Tình trạng bất ổn có nguy cơ phát sinh từ các cuộc bầu cử dự kiến, từ Israel đến Hy Lạp hay Vương quốc Anh, nơi các đảng cực đoan đe dọa hoạt động của đảng cầm quyền. 

Giá dầu giảm dẫn tới đồng rúp của Nga mất giá tới 52% trong năm nay và đồng bolivar của Venezuela đã giảm khoảng 65% trên thị trường chợ đen. Các nhà kinh doanh hợp đồng hoán đổi đang đặt cược áp đảo rằng Venezuela sẽ vỡ nợ.

 “Thật khó để nhớ về tháng 12 khi thế giới đang đứng trước rất nhiều rủi ro”, Barry Pavel, Giám đốc Trung tâm Brent Scowcroft về An ninh Quốc tế, Hội đồng Đại Tây Dương, Tổ chức chính sách của Washington cho biết.

Không nơi nào trên thế giới đang chứng kiến sự tranh chấp căng thẳng hơn vùng biển quanh Trung Quốc, nơi trung chuyển của nhiều hoạt động thương mại quốc tế. Hiện tại, Trung Quốc đang tranh chấp chủ quyền biển Hoa Đông với Nhật Bản và Hàn Quốc. 

Những xung đột hàng hải đang diễn biến căng thẳng hơn do sự nổi lên của chủ nghĩa dân tộc tại Nhật Bản.Vào tháng 12 năm 2013, chuyến thăm của thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe tới đền Yasukuni, chuyến thăm đầu tiên của Thủ tướng tại nhiệm kể từ năm 2006 đã chọc giận Hàn Quốc và Trung Quốc.

 “Rủi ro đến từ những căng thẳng Trung-Nhật”, Claudia Panseri, một chiến lược gia chứng khoán toàn cầu tại SG Private Banking, Paris cho biết. "Vấn đề này không được đề cập tới, tuy nhiên nếu các công ty Trung Quốc dừng nhập khẩu các sản phẩm từ Nhật Bản, ngay cả chương trình nới lỏng định lượng của NHTW Nhật Bản cũng sẽ bị ảnh hưởng".

Áp lực từ Baltic

Các cuộc khủng hoảng từ nhiều năm trước chưa được dập tắt. Donetsk và phần lớn đông Ukraine vẫn chìm trong khói lửa và đang đứng trước lựa chọn gắn bó tương lai với EU hoặc với Tổng thống Nga Vladimir Putin.

“Tình trạng ở Ukraine có khả năng vẫn được duy trì, tuy nhiên rủi ro từ việc Nga bắt đầu gây áp lực lên các quốc gia khác, hoặc là các nước NATO tại Baltic hay các nước Trung Á vẫn hồ nghi về Liên minh Kinh tế Á-Âu," Stefano Silvestri, chủ tịch của Viện các vấn đề quốc tế tại Rome, nhận định.

Barry Pavel, Giám đốc Trung tâm Brent Scowcroft về An ninh Quốc tế, Hội đồng Đại Tây Dương, Tổ chức chính sách của Washington cho rằng “Ông Putin sẽ tiếp tục gây áp lực, tìm kiếm lợi thế và cơ hội để chia rẽ châu Âu bằng mọi cách”.

Những thị trường chao đảo

Với nhiều nước châu Âu vẫn còn khập khiễng bước qua cuộc khủng hoảng đồng euro, tình hình xấu đi của Ukraine "là sự kiện làm chao đảo các thị trường toàn cầu nhất," Paul Christopher, giám đốc chiến lược đầu tư quốc tế tại tổ chức Wells Fargo Advisors LLC cho biết.

Sự kiện Nga /Ukraine đến nay được coi là nguy cơ địa chính trị lớn nhất của năm 2015, theo ý kiến của  84 nhà kinh tế tham gia vào một cuộc khảo sát tuần trước của Bloomberg News. Trong đó, 51 phiếu bầu chọn sự kiện này là nguy cơ hàng đầu. Nguy cơ thứ hai, với 14 phiếu, đến từ Trung Đông / Nhà nước Hồi giáo.

Đối với các quốc gia dầu mỏ như Nga, Iran và Nigeria, giá dầu sụt giảm có khả năng buộc các chính phủ thực hiện các biện pháp không chính thống để thúc đẩy nền kinh tế hoặc hỗ trợ nền tài chính công. Giá dầu thô tại New York đã giảm khoảng 44% trong năm nay xuống còn khoảng 57 USD một thùng. Iran cần đạt mức giá dầu ở 143 USD một thùng để giữ cân bằng ngân sách, theo dữ liệu của Bloomberg. Con số này với Nga trong năm nay là 100 USD, Bộ trưởng Tài chính Nga Anton Siluanov cho biết vào tháng trước, thêm vào đó mức giá này sẽ giảm xuống  90 USD vào năm 2015.

 Hậu quả từ giá dầu giảm

"Điều quan trọng chúng ta cần xem xét là hậu quả từ việc giá dầu giảm," Geoffrey Pazzanese, một nhà quản lý quỹ tại Federated Investors Inc, New York cho biết "Với một nước Nga bất ổn, có lẽ hướng sự chú ý vào các cuộc xung đột ở Ukraine sẽ nâng cao chủ nghĩa dân tộc và ủng hộ nền chính trị hơn là vào nền kinh tế ngày một xấu đi”.

Giá dầu giảm cũng sẽ không mang lại điều gì cho Nigeria, quốc gia đã từng nỗ lực với các phong trào Hồi giáo cực đoan Boko Haram. Hiện nay, quốc gia sản xuất dầu thô lớn nhất châu Phi đặc biệt dễ bị lung lay, Peter Pham, Giám đốc Trung tâm châu Phi tại Hội đồng Đại Tây Dương, Tổ chức chính sách Washington nhận xét. "Boko Haram đang phổ biến tại các quốc gia láng giềng. Nigeria và các quốc gia này chưa sẵn sàng để tiêu diệt nó. “Rất có khả năng một ngày nào đó khu vực kinh tế lớn nhất, đông dân nhất châu Phi, rơi vào tay của một nhóm khủng bố."

Bất ổn chính trị

Israel có "một mức độ bất ổn về chính trị đã không được nhìn nhận qua thời gian" Casimir Yost, một giáo sư tại trường Dịch vụ Quốc tế, Đại học Georgetown tại Washington, cựu thành viên của Hội đồng Tình báo Quốc gia cho biết. "Họ có sự rạn nứt trong nội bộ người Do Thái, chưa nói tới các rạn nứt giữa người Palestine và người Israel”.

Giữa những nguy cơ thách thức, năm 2015 còn có khả năng chứng kiến một số tin tức tích cực. Iran có thể kết thúc ba thập kỷ cô lập nhờ đạt được một thỏa xung quanh chương trình hạt nhân của mình. "Tôi nghĩ thỏa thuận sẽ được thực hiện", Clarke, Tổ chức Nghiên cứu Royal United Services Institute, London Clarke cho biết. "Cả hai bên đều có toan tính." Và các nhà lãnh đạo Trung Quốc và Nga có khả năng là những kỳ thủ cờ vua biết tính toán khi nào cần khởi động lại cuộc đối đầu biên giới.

"Người Trung Quốc thực sự có xu hướng chậm mà chắc và họ sẽ  thậm chí sẽ thận trọng hơn tiền lệ, vì không chịu tác động từ các quốc gia khác khi sở hữu nền kinh tế hùng mạnh," Christopher Wells Fargo cho biết. Và bạo lực cực đoan của Nhà nước Hồi giáo có thể được giải quyết, như đã xảy ra với tiền thân của tổ chức này ở Iraq.

Bầu cử Châu Âu

Các bất đồng tiềm tàng đang trầm trọng thêm bởi sự yếu kém của các cường quốc phương Tây, với sự can thiệp của Mỹ và sự suy thoái kinh tế ở châu Âu. Một đảng đối lập với Anh trong EU với lý do thâm nhập vào cuộc bầu cử sẽ được thành lập vào cuối năm 2015. Một Đảng của Hy Lạp muốn lật lại hợp đồng vay nợ của nước này có thể giành chiến thắng trong cuộc bầu cử tại quốc gia nợ nần và suy thoái kinh tế tồi tệ nhất của châu Âu này.

Khả năng đối mặt với rủi ro toàn cầu của Hoa Kỳ sẽ bị hạn chế khi tranh cử tổng thống Mỹ 2016 diễn ra. Công dân Mỹ đang chán nản với “trách nhiệm quốc tế” của nước này,  Mathew Burrows, Giám đốc của chiến dịch sáng kiến chiến phát biểu tại Hội đồng Đại Tây Dương. 

Vân Hằng

huongnt

Bloomberg

Trở lên trên